Ngày xưa, dân tộc Uyghur có một người nghèo tên gọi Nạp Tư Nhĩ Đinh – A Phàm Đề. Anh rất khéo ăn nói, thông minh tài giỏi, lại biết rất nhiều nghề. A Phàm Đề rất căm ghét bọn quan lại, địa chủ, thầy tu không làm mà hưởng, luôn luôn nghĩ cách để trêu chọc bọn chúng, rửa hận cho người nghèo.
Tốt quá, vừa nói tới thầy tu thì thầy tu đến. Hắn yêu cầu A Phàn Đề cắt tóc cho hắn.
Tên thầy tu này bất luận là đi đến đâu, ăn uống vui chơi đều không bao giờ trả tiền, mỗi lần bảo người ta cắt tóc, tất nhiên cũng như thế. Hôm nay, A Phàm Đề quyết định phải trừng trị cho hắn một trận.
A Phàm Đề cạo đầu cho tên thầy tu nhẵn thín, sau đó cười hì hì nói:
– Thưa ngài tôn kính, ngài có cần lông mày không?
Thầy tu đáp:
– Tất nhiên là cần.
– Được, ngài cần lông mày, tôi làm cho ngài.
A Phàm Đề nói đoạn, ”xoẹt xoẹt xoẹt” mấy cái đã cạo nhẵn hai lông mày của thầy tu, bỏ vào tay hắn.
– Mày, mày…
Thầy tu dậm chân la lên.
A Phàm Đề vẫn bất kể, lại cười nói:
– Thưa ngài, râu ngài có cần không?
Thầy tu xua tay lia lịa:
– Không cần, không cần!
– Được rồi, ngài không cần thì không cần.
A Phàm Đề lại múa dao gọt sạch cả râu lão thày tu ném xuống đất. Thầy tu soi vào gương: Trời ơi! Giống cái gì thế này? Mặt và cằm của mình đều nhẵn thín, giống hệt quả trứng vịt to trơn trùi trụi.
– Giỏi đấy, A Phàm Đề, mày dám làm nhục tao như thế này hả? Ta làm sao còn dám đi ra đường nữa đây.
A Phàm Đề nói:
– Cái gì? Chẳng lẽ không phải tôi làm theo lời ngài sai bảo sao? Còn về phần tôi, đừng nói lông mày với râu của ngài, ngay đến tóc tôi cũng chẳng muốn cạo cho ngài đâu.
Thầy tu cãi không lại với A Phàm Đề đành phải vác cái đầu nhẵn bóng nhất thế giới hậm hực ra về.
Có lẽ trí nhớ của Thầy tu không tốt, mấy hôm sau hắn lại đến nhà A Phàm Đề. Thấy A Phàm Đề đang Khâu giày, thầy tu liền quăng chiếc ủng da rách xuống nói:
– A Phàn Đề, đế ủng của ta vừa bị đứt chỉ, anh hãy khâu lại cho ta. Đổi lại ta sẽ cầu nguyện với thánh cho ngươi những điều tốt nhất, khiến ngươi thân thể khoẻ mạnh, sống lâu trăm tuổi, làm ăn phát đạt, vạn sự như ý.
A Phàm Đề đầu không thèm ngẩng lên, lạnh lùng nói:
– Tôi đang làm ăn phát đạt, bận không ngơi tay, ngài mời người khác họ khâu cho.
Thầy tu nổi giận nói:
– Chẳng lẽ mày không sợ ta cầu với thánh ban cho mày những đều xấu nhất sao? Đến lúc đó, thánh sẽ nghiêm trị mày, khiến cho nhà mày khuynh gia bại sản, chiết phúc giảm thọ, đừng có mà hối hận.
Also Read: A Lặc Đích Nhĩ thắng quốc vương
A Phàm Đề ngẩng đầu cười chế giễu:
– Nói như lời cầu nguyện của ngài quả thật linh nghiệm, thế thì tại sao ngài không cầu nguyện với đức thánh phù hộ cho đế ủng của ngài vĩnh viễn không bị rách?
Thầy tu hai lần bị A Phàm Đề chọc tức nên luôn ôm mối hận trong lòng. Hôm đó, thấy A Phàm Đề nhuộm vải cho bà con trong thôn ở gần đó, thầy tu bỗng nảy ra một kế liền lấy mảnh vải trắng đến bảo A Phàm Đề nhuộm:
– A Phàm Đề hỏi hắn nhuộm sang màu gì. Hắn đắc ý nói:
– Màu mà ta muốn nhuộm không phải là màu đỏ, không phải là màu lam, không phải là màu xanh, không phải là màu lục, không phải là màu tím, không phải màu vàng, không phải màu đen, không phải màu xám,… Tóm lại, ta muốn loại màu sắc trên thế gian không có, nhưng ta nghĩ, A Phàm Đề thông minh vẫn có thể nhuộm ra màu đó được.
– Tất nhiên – A Phàm Đề đón lấy mảnh vải, cất nó vào trong tủ khoá lại, sau đó chậm rãi nói:
– Nhất định tôi sẽ làm theo lời ngài yêu cầu.
– Thế thì, hôm nào ta có thể đến lấy được?
Ngài đến lấy vào cái ngày mà tôi nói đây: ngày ấy không phải thứ hai, không phải thứ ba, không phải thứ tư, không phải thứ năm, không phải thứ sáu, cũng không phải thứ bảy, cả đến chủ nhật cũng không phải. Đến ngày hôm đó, xin mời ngài đến lấy, chắc chắn tôi sẽ làm vừa ý ngài.
Thầy tu nghe thế, ngây thuỗn ra nhìn.
Có một hôm, Nạp Tử Nhĩ Đinh – A Phàm Đề lên núi đốn củi anh buộc con lừa nhỏ vào một cái cây dưới chân núi. Vừa đúng lúc thầy tu đi qua liền dắt trộm con lừa đi. A Phàm Đề xuống núi không thấy lừa đâu liền quay về nhà nhờ người trong thôn đi tìm giúp.
Có người nói:
– Nếu như anh dùng xích sắt xích con lừa rồi lại thêm cái khoá thì ai mà dắt trộm được lừa của anh?
Người thì nói:
– Nếu như lúc anh đốn củi đừng đi quá xa, ai dám ăn trộm lừa của anh?
Lại có người nói:
A Phàm Đề à, anh là người thông minh, tại sao lại lơ là chểnh mảng như thế chứ?
A Phàm Đề nói:
– Ôi ôi, các bạn ơi! Chẳng lẽ toàn là lỗi của tôi còn kẻ trộm không có chút lỗi lầm nào sao?
Mọi người nghe thế đều im bặt. A Phàm Đề lại nói:
– Chúng ta đừng tranh cãi nữa! Mọi người đi tìm đi! Hễ tìm thấy thì chỉ một đồng bạc tôi cũng bán nó ngay.
Lát sau, có người phát hiện thấy ở nhà thầy tu có một cảnh tượng thế này: nhà hắn vốn chỉ có hai con lừa, hôm nay lại thấy trong sân buộc tới ba con.
A Phàm Đề liền xông vào nhà thầy tu, hỏi:
– Thưa thầy tu, nhà ngài nguyên là có mấy con lừa?
– Ba con, nhà ta nguyên là có ba con lừa.
Con lừa của A Phàm Đề nghe giọng chủ nhân thì mừng rỡ nhảy lên, định vùng ra khỏi sợi dây. A Phàm Đề nhận ra lừa của mình liền cởi dây cưỡi lên lưng lừa nói với thầy tu:
– Trong sân nhà ngài đúng là có ba con lừa: hai con lừa nhỏ do sinh ra ở nơi khác, một con lừa ngu ngốc sinh ra tại đây.
Khi A Phàm Đề ra khỏi sân nhà thầy tu, mọi người vây xung quanh nói đùa:
– A Phàm Đề, ngày mai ra chợ, bán con lừa của anh lấy một đồng bạc nhé.
A Phàm Đề nói:
– Tôi nói lời đương nhiên phải giữ lấy lời, ngày mai gặp lại ở chợ.
Thầy tu đang ở trong sân nghe thấy thế liền ngầm tính toán.
Hôm sau, thầy tu mũ áo chỉnh tề, vừa sáng sớm đã đi ra chợ. Hắn đi đến khu bán lừa, thấy ở đó người và lừa đông nghìn nghịt. Thầy tu đi một vòng, cuối cùng thấy A Phà Đề đúng là có dắt con lừa của anh đến. Bên cạnh là những người hôm qua đã nói đùa với A Phàm Đề. Thầy tu tiến đến gạ chuyện:
Also Read: A Cách Y Hạ so tài cùng tên gian thương
– Chỗ này quả là đông thật, ngoài nông dân ra còn toàn là lừa.
A Phàm Đề hỏi hắn:
– Ồ, thế thì ngài là nông dân hả?
Thầy tu nói:
– Không, tôi không phải nông dân.
– Ngài nói ở đây ngoài nông dân ra còn toàn là lừa, ngài đã không phải là nông dân thế thì ngài là cái gì?
Mọi người cười ầm cả lên.
Lão thầy tu mặt dày hết sức, không thèm đỏ mặt, hắn nói:
– A Phàm Đề, hôm qua ta bắt được con lừa mày vứt ở trên đường, đã trả lại mày, nghe nói mày muốn bán lừa, ra giá là một đồng bạc, ta không mặc cả, giả luôn một đồng bạc cho ngươi đây
A Phàm Đề mỉm cười nói:
– Người vi phạm lời hứa sẽ bị đức thánh trừng phạt. Tôi đương nhiên nói lời phải giữ lấy lời. Có điều…
Anh nhấc một con mèo đã được buộc dây chắc chắn từ trong cái sọt tre sau lưng ra nói:
– Con lừa ngu ngốc của tôi bán một đồng bạc, con mèo thông minh của tôi phải bán một trăm đồng bạc. Trên thị trường hàng tốt hàng xấu đều phải bán kèm theo nhau, tôi không ngoại lệ, ngài muốn mua thì xin mời mua cả mèo lẫn lừa đi.
Thầy tu rụt ngay tay lại.
– Được, không muốn mua thì thôi.
A Phàm Đề lại dắt lừa về.
Thầy tu quay về nhà, mấy tên vô lại tìm đến muốn bắt thầy tu phải chiêu đãi bọn chúng. Thầy tu nghĩ ngợi một lát, nói:
– Thế này nhé, chúng ta tới nhà A Phàm Đề, giết lừa của nó mà ăn.
Thầy tu dẫn bọn vô lại đến nhà A Phàm Đề, hắn gọi to:
– A Phàm Đề, hết rồi, hết rồi! Ngày tận thế giới sắp đến rồi.
Bọn vô lại cũng phụ hoạ nói theo:
– Đúng rồi, đúng rồi, ngày tận thế sắp đến rồi, anh còn giữ lừa lại làm gì? Chúng tôi giúp anh giết thịt ăn nhé. Nói đoạn xông vào định bắt lừa.
A Phàm Đề vừa buông tay, con lừa đã chạy mất. Thầy tu và bọn vô lại chạy đuổi theo lừa. Đến khi đuổi được nó, bọn chúng ai nấy đều ướt đầm mồ hôi. Thầy tu và bọn vô lại nóng quá phải cởi áo ngoài ra, người nhóm lửa, người gánh nước… Tên giết lừa đang định ra tay thì một tên vô lại chạy tới nói:
– Thưa đức cha, A Phàm Đề đòi đốt quần áo ngoài của chúng ta.
Thầy tu thấy A Phàm Đề ôm mấy cái áo khoác đang định ném vào lửa, vội ngăn lại, nói:
– A Phàm Đề, tại sao ngươi lại đốt áo của bọn ta?
– Chẳng phải ngài nói ngày mai là ngày tận thế sao? Thế còn cần áo ngoài làm gì?
Để bảo vệ cái áo sang trọng của mình, thầy tu đành phải thả con lừa của A Phàm Đề ra