Bành Chấn Khôn dùng lời lẽ phá án

Bành Chấn Khôn thông minh nhanh trí, chuyên giải quyết những chuyện bất bình. Một hôm, Bành Chấn Khôn đang đi trong thành thấy ở ngã tư có một đám người xúm đông xúm đỏ, huyên náo ầm ĩ. Anh chen vào nhìn thì thấy một người mù đang tranh giành tấm vải trắng với một người nông dân.

Người mù gào to:

– Mọi người hãy xét xử cho tôi. Ban nãy tôi cưỡi nhờ con lừa của anh ta một lát. Anh ta thấy tôi loà mù định cướp mảnh vải của tôi.

Người nông dân cũng kêu lên:

– Tôi đã cho anh đi nhờ mà anh lại còn đòi vải của tôi.

Anh còn có lương tâm không?

Lúc này kiệu của quan châu đi qua, quan hỏi người mù:

– Ngươi nói tấm vải này là của ngươi, ngươi có bằng chứng gì không?

– Thưa đại nhân, tấm vải này của tôi dài ba trượng ba thước, rộng một thước rưỡi.

Quan châu sai người đo, quả nhiên không sai. Quan lại hỏi anh nông dân kia có chứng cứ gì. Anh ta nói:

– Thưa đại nhân, tấm vải này tiểu nhân vay của người trong xóm, bán đi lấy tiền chữa bệnh cho mẹ nên không đo đạc gì.

Quan châu quát:

Làm gì có chuyện vay vải không đo? Người đâu, nọc hắn ra đánh bốn mươi trượng cho ta.

Người nông dân luôn miệng kêu oan. Lúc đó Bành Chấn Khôn nghe người ta xì xào rằng.

– Anh nông dân này tên là Vượng Hàm trông rất thật thà, trung hậu, làm gì mà dám ăn cắp giữa ban ngày.

Người khác lại nói:

Also Read: Bành Chấn Khôn chữa tâm bệnh

– Thằng mù kia vốn tính điêu ngoa. Chuyện hôm nay e rằng lại vờ vịt gì đây.

Bành Chấn Khôn ngẫm nghĩ một lúc rồi đến trước mặt người mù, chỉ tấm vải trắng nói:

– Trời ơi, tấm vải xanh này nhuộm màu đẹp thật đấy.

Người mù vội nói:

– Cậu các cháu nhà tôi là thợ nhuộm, không nhẽ lại nhuộm không đẹp sao.

Mọi người bật cười. Quan châu lập tức cho nọc tên mù ra đánh bốn trượng. Tên mù đành phải khai: nguyên là ban nãy, khi hắn ta cưỡi nhờ lừa của anh nông dân đã ngầm lấy tay đo qua mảnh vải. Nếu không phải có câu nói thông minh của Bành Chấn Khôn, Trịnh Châu chẳng phải là đã thêm một vụ án oan uổng hay sao.

Mấy tháng sau, một hôm có một bà già không quen biết đến tìm Bành Chấn Khôn. Bà già này là một quả phụ có hai con trai. Con lớn là Vương Hàm, chính là người nông dân đã được Bành Chấn Khôn cứu giúp đợt nọ; thứ là A Nhí làm hòa thượng. Khi bệnh của bà vừa có chuyển biến tốt thì không may con trai lớn bỗng nhiên mắc bệnh mà chết. Bà đành phải đến chùa cầu cứu hoà thượng trụ trì xin cho con trai thứ hoàn tục trở về nhà. Vị hoà thượng kia kiên quyết không chịu, bà kiện lên quan cũng không được như ý, đành phải đến nhờ Bành Chấn Khôn giúp.

Bành Chấn Khôn hết sức thông cảm bèn cầm bút giúp bà viết một lá đơn kiện, lá đơn chỉ có mười mấy chữ. Bà già nói: “Lá đơn ngày trước viết đầy mười trang to mà còn không thắng kiện, mấy cái chữ này làm sao mà được?”. Bành Chấn Khôn cười nói:

– Bà ơi, nhiều keo không dính, nhiều đường không ngọt. Chữ tuy ít nhưng câu câu đều có lý. Từ vụ án con trai lớn của bà lần trước, vợ quan châu kia đã biết sửa sai rất thấu tình đạt lý, bà đi đi.

Lại nói vị quan châu kia tiếp nhận lá đơn kiện của bà già đưa lên, thấy bên trên viết như thế này: “Hoà thượng có thể nhận được đồ đệ khác, quả phụ không thể sinh con khác. Lời ngắn nhưng ý sâu sắc hợp tình hợp lý. Quan châu liền lập tức truyền gọi vị hòa thượng trụ trì kia đến, yêu cầu ông ta cho phép con trai bà lão được hoàn tục, sau đó sẽ thu đồ đệ khác.

Mưu lược

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận