Một hôm, Bao Chửng thụ lý một vụ án cháu trai kiện bác gái lừa lấy giao kèo, không nhận cháu ruột.
– Nguyên là, tại phường Ngoại Định ở phía tây cửa Biện Lương, Đông Kinh có một gia đình, người anh là Lưu Thiên Tường lấy vợ là Dương thị. Dương thị đã có con gái riêng với chồng trước, sau khi đến nhà họ Lưu không sinh được đứa con vào nữa. Người em Lưu Thiên Thụy, lấy vợ là Trương thị sinh được một con trai, đặt tên là An Trú. Khi An Trú lên hai tuổi người bố đã đính hôn cho con với con gái của người hàng xóm Lý Xã Trường.
Dương thị dự định đợi khi con gái lớn lên sẽ chọn một chàng rể để được chia cho nhiều của cải hơn. Do đó luôn coi Lưu An Trú là cái gai trong mắt.
– Năm đó, khu vực Đông Kinh đại hạn, mùa màng thất thu. Quan phủ ra pháp lệnh cho các cư dân phân hộ giảm khẩu, đến quê người đất khách mà lánh nạn. Thiên Thụy thấy rằng anh mình có tuổi, không tiện đi xa, nên đã quyết định mang theo vợ con rời khỏi quê hương. Thiên Tường liền nhờ người hàng xóm Lý Xã Trường viết hai tờ giao kèo, ghi chép toàn bộ gia sản vào đó để làm bằng chứng về sau. Hai anh em mỗi người giữ một bản, gạt nước mắt ly biệt.
Thiên Thụy dẫn theo vợ con đến thôn Hạ Mã, huyện Cao Bình Phủ Lộ Châu, tỉnh Sơn Tây. Vợ chồng nhà chủ là Trương viên ngoại đối xử với mọi người luôn trọng nghĩa khinh tài, tuy có rất nhiều ruộng đất tài sản nhưng không con không cái, thấy chú bé Lưu An Trú mới có ba tuổi mặt mũi thanh tú, ngoan ngoãn thông minh liền nhận làm con nuôi. Đối đãi với vợ chồng Thiên Thụy như anh em ruột thịt. Nhưng ít lâu sau vợ chồng Thiên Thụy mắc bệnh dịch, mấy hôm sau lần lượt qua đời. Trước lúc chết Thiên Thụy lấy tờ giao kèo ra, giao con trai cho Trương viên ngoại trông nom.
– Chớp mắt, Lưu An Trú đã 18 tuổi. Để đưa hài cốt cha mẹ về quê hương, anh quyết định về quê một chuyến. Trương viên ngoại liền giao tờ giao kèo cho anh. Lưu An Trú đi thẳng về Biện Lương, Đông Kinh, vừa đi vừa hỏi đã lần được đến nhà họ Lưu, chỉ thấy có một bà già đứng đó. Bà già đó chính là bác gái Dương thị, bà ta một lòng muốn độc chiếm gia tài liền lừa lấy mất giao kèo của Lưu An Trú rồi lật mặt không nhận cháu trai, vác gậy đánh An Trú vỡ đầu chảy máu. Người hàng xóm Lý Xã Trường nghe tiếng chạy sang, hỏi Lưu An Trú.
Bản giao kèo kia đã bị bà ấy lừa lấy mất, cháu có còn nhớ trong đó viết gì không?
– An Trú đọc làu làu không sai một chữ. Lý Xã Trường nói:
Ta là nhạc phụ Lý Xã Trường của con đây.
– Lập tức ông ta viết đơn kiện, dẫn theo An Trú đến phủ Khai Phong khiếu nại.
Bao Chửng nhận đơn liền truyền lệnh bắt hai vợ chồng Thiên Tường đến công đường, chất vấn Lưu Thiên Tường:
– Ngươi là chủ gia đình, tại sao chỉ nghe lời vợ không nhận cháu ruột?
Lưu Thiên Tường đáp.
– Cháu trai tiểu nhân hai tuổi đã đi khỏi, cách biệt mười mấy năm trời, quả không dám mạo muội nhận bừa, chỉ dựa vào tờ giao kèo làm bằng chứng. Nhưng hiện giờ anh ta và vợ tôi người nói có, người nói không, tôi nhất thời không thể quyết định được.
Also Read: Bao Chửng hỏi đá bắt hung thủ
Bao Chửng lại hỏi Dương thị, Dương thị thề sống thề chết xưa nay chưa bao giờ nhìn thấy tờ giao kèo. Bao Chửng giả bộ phẫn nộ nói với An Trú:
– Người ta đã vô tình vô nghĩa như thế, đánh ngươi đến vỡ đầu chảy máu. Tại công đường này bản quan sẽ bênh vực cho ngươi, ngươi cứ mặc sức mà đánh chúng để trút cho bớt nỗi hận.
Lưu An Trú chảy nước mắt nói:
– Làm gì có chuyện cháu đánh bác? Tiểu nhân nhận người thân để đem hài cốt cha mẹ về an táng cho tròn chữ hiếu chứ không phải muốn tranh đoạt tài sản làm gì, quyết không dám đánh đập các bậc tiền bối để trút nỗi bực dọc.
Bao Chửng lúc này đã rõ ra được mấy phần, nói với vợ chồng Lưu Thiên Tường:
– Bản quan biết rõ tên tiểu tử này quả nhiên là kẻ lừa đảo, tình lý khó dung, đợi hôm khác sẽ dùng hình phạt nghiêm khắc thẩm vấn.
Rồi lệnh cho vợ chồng Thiên Tường trở về trước, tống An Trú vào ngục.
– Ngày hôm sau, Bao Chửng một mặt cho sai nha loan báo khắp nơi:
Lưu An Trú bị bệnh uốn ván, không sống được mấy ngày nữa đâu.
– Một mặt phái sai nha đến Lộ Châu, Sơn Tây đón Trương viên ngoại đến. Thế là chân tướng đã rõ ràng.
Mấy hôm sau, Bao Chửng truyền gọi các đương sự đến công đường, Trương viên ngoại nói năng hợp tình hợp lý, Dương thị cứ cãi leo lẻo quyết không chịu nhận cháu. Thế là Bao Chửng truyền lệnh đưa Lưu An Trú ra công đường. Không ngờ sai nha lại bẩm báo;
– Lưu An Trú bệnh nặng đã chết trong ngục rồi.
Mỗi người nghe tin đều kinh ngạc, chỉ có Dương thị vui mừng ra mặt. Bao Chửng quan sát tất cả, dặn dò sai nha khám nghiệm tử thi ngay. Lát sau, sai nha quay lại báo cáo:
– Huyệt thái dương của Lưu An Trú do bị vật nặng đâm vào mà chết, xung quanh vết thương còn có vết tím bầm.
Bao Chửng nói:
– Vụ này đã trở thành vụ án mạng rồi. Dương thị, Lưu An Trú là do người đánh chết. Nếu anh ta là cháu ruột ngươi, luận theo thứ bậc, ngươi lớn, anh ta nhỏ dù cho đánh đến chết chẳng qua cũng chỉ là dạy dỗ cháu mà lỡ tay gây nên, tốn ít tiền chuộc tội đi không cần phải đền mạng. Nếu anh ta không phải cháu ruột của người, chẳng lẽ ngươi không biết câu ‘‘giết người đền mạng” sao? Ngươi đã vi phạm pháp luật tội chết đáng chém đầu.
Lập tức lệnh cho tả hữu bắt Dương thị chuẩn bị tống vào ngục chờ chết.
– Lúc này, Dương thị sợ hãi mặt cắt không còn hạt máu, vội vàng thừa nhận Lưu An Trú đích thị là cháu của nhà họ Lưu, Bao Chửng hỏi:
Đã là cháu ruột của gia đình ngươi, có bằng chứng gì không?
Dương thị đành phải nộp tờ giao kèo đã lừa được lên. Bao Chửng xem xong sai người gọi Lưu An Trú ra công đường. Lưu An Trú nhận tờ giao kèo Bao Chửng đưa cho luôn miệng kêu: ”Thanh Thiên.” Dương thị lúc này mới biết đã trúng kế.
– Bao Chửng nhấc bút phán xử vụ án này: biểu dương sự hiếu thảo của Lưu An Trú và sự nhân nghĩa của Trương viên ngoại; Dương thị vốn đáng bị tội nặng, cho phép phạt tiền chuộc tội, gia sản của Lưu thị xử cho Lưu An Trú được thừa kế.