Đời Tống Nhân Tông (năm 1023- 1064) Có một viên quan ở kinh đô tên gọi Lỗ Trai Lang. Ông ta cậy được hoàng đế sủng ái, hết sức lộng quyền ỷ thế đục khoét, tham của hại người, đoạt con đoạt vợ nhà người ta, giở mọi thủ đoạn cực kỳ xấu xa. Mặc dù ông ta tội ác chồng chất nhưng không ai đám động đến một sợi lông.
Tại Hứa Châu, một nơi ở gần kinh thành, có người thợ bạc họ Lý. Mốt lần Lỗ Trai Lang dạo chơi đến Hứa Châu, thấy vợ Lý xinh đẹp liền cưỡng bắt về phủ đồng thời đuổi anh thợ bạc Lý đi. Anh Lý dẫn con phiêu bạt đến đất khách quê người, ở nhờ người cậu họ của vợ là Trương Hồng ở Trịnh Châu. Không lâu sau Lỗ Trai Lang đến Trịnh Châu, thấy vợ Trương nhan sắc mỹ miều loại muốn chiếm về, do Trương Hồng cũng làm việc ở nha môn, Lỗ Trai Lang liền mưu tính “thi ân” đem Lý thị người hắn đã chán chê ban cho Trương Hồng làm vợ để trao đổi.
Lỗ Trai Lang làm càn làm bậy, hết sức tàn ác khiến cho hai gia đình Lý, Trương phải tan đàn xẻ nghé, nhà cửa tan tác. Lý, Trương hai người đã từng cùng nhau khiếu kiện nhưng quan chức địa phương e sợ quyền thế của Lỗ Trai Lang không dám thẩm lý.
Lúc này, Long Đồ các đại học sĩ kiêm phủ doãn phủ Khai Phong Bao Chửng thường hay cải trang ra ngoài thăm thú dân tình, xử lý vụ án. Từ những người con cái bị thất tán của hai gia đình Lý, Trương, đã biết được nỗi oan của họ, hết sức tức giận, quyết tâm phải trừng trị Lỗ Trai Lang.
Bao Công làm quan thanh liêm, xử án như thần, hoàng đế còn ban cho ông ta loại đao long, hổ, cẩu, để tiện cho ông nắm giữ thi hành phép công. Nhưng mặc dù như thế, nếu ông muốn nghiêm phạt Lỗ Trai Lang, Hoàng đế cũng chưa chắc đã đồng ý. Do đó ông phải lao tâm khổ tứ bày ra kế sách.
Bao Công liệt kê những tội ác của Lỗ Trai Lang đã làm viết thành một quyển, ngoài đề chữ ”Ngư Văn Tức” trình lên cho Nhân Tông hoàng đế. Hoàng đế xem xong bản tội trạng này nổi giận, lập tức dùng bút đỏ phê một chữ ‘trảm” bên trên cái tên ”Ngư Văn Tức”.
Also Read: Bao Chửng khéo lấy tờ giao kèo
Bao Công tức tốc cho bắt Lỗ Trai Lang đến, thẩm vấn, tuyên bố ngay tội trạng của hắn tại công đường. Lúc đầu Lỗ Trai Lang còn vênh vang tự đắc không chịu phục tội, rêu rao rằng:
– Ai đám động đến một sợi lông của ta ta sẽ bắt hắn phải đổi bằng mạng.
Bao Công lệnh cho sai nha đưa lời phê chuẩn của hoàng đế cho hắn xem, Lỗ Trai Lang thấy bên trên tên có một chữ ”trảm” đỏ, lớn, phút chốc sợ hãi hồn bay phách lạc. Hắn chưa kịp hoàn hồn đã bị sai nha áp giải ra ngoài cổng dinh xử chém, bêu đầu trước công chúng.
Lại nói Nhân Tông hoàng đế phát hiện ra Lỗ Trai Lang mấy ngày không vào chầu liền tra hỏi thuộc hạ.Có một thái giám bẩm báo, nói Lỗ Trai Lang đã bị Bao Long Đồ chém đầu bêu trước đám đông. Nhân Tông hoàng đế nổi giận, lệnh cho đòi ngay Bao Chửng đến. Bao Công đã chuẩn bị trước, dâng bản tội trạng do hoàng đế đích thân phê chuẩn lên. Nhân Tông hoàng đế thấy chữ ”trảm” màu đỏ tươi kia đích xác là nét bút của mình mới mang máng nhớ lại mình đã từng phê chữ ”trảm” lên một bản tội trạng, còn là tội trạng của người nào ông không nhớ rõ. Chữ ”trảm” đã phê rồi, đương nhiên không thể trách Bao Chửng được, lại xem những sự thực được liệt kê trong đó đều thuộc vào mười tội ác không thể dung tha đành tự gỡ thế bí, động viên Bao Chửng:
– Bao khanh chấp pháp như sơn, không phụ lòng trẫm, đáng được khen thưởng.
Bao Công đương nhiên là được đà, tạ ơn rối rít rồi lui ra.
Hoá ra Bao Công đã sử dụng kỹ xảo trên bản tội trạng, lúc đầu ông viết ”Ngu Văn Tức” đưa cho hoàng đế phê duyệt, sau khi hoàng đế đã phê chữ ”trảm”, ông lại thêm mấy nét bút vào các chữ kia, thành ra ”Lỗ Trai Lang” (Ngư Văn Tức (. ……) sang Lỗ Trai Lang (…….).