Chu Á Phu lại sai một đội tinh binh trang bị gọn nhẹ xông thăng vào hậu phương của địch, ngấm ngầm cắt đứt đường tiếp tế lương thực của quân Ngô và quân Sở…
– Năm 154 TCN (năm Hán Cảnh Đế thứ 3) vua các nước chư hầu như Ngô, Sở chống lại triều đình. Trong lúc vô cùng nôn nóng, Hán Cảnh Đế Lưu Khải thấy trong óc mình thoáng hiện lời trăng trối của cha mình Hán Văn Đế trước phút lâm chung: ”Ta chết đi, nếu đất nước có xảy ra chuyện gì khẩn cấp, con có thể cử Chu Á Phu đem quân nhà Hán đi đẹp loạn”.
Triều đình đang buổi dụng binh, Hán Cảnh Đế đã thăng cấp cho Chu Á Phu con trai của danh tướng thời Hán sơ Chu Bột từ trung uý lên thẳng thái uý, nắm giữ binh quyền trong cả nước. Trước lúc Chu Á Phu lên đường, Hán Cảnh Đế dặn đi dặn lại.
– Ngày nay bảy nước đang nổi lên chống lại, tình hình rất khẩn cấp, đất nước yên nguy tất cả trông chờ vào tài chèo chống của tướng quân.
Chu Á Phu nhận lệnh, thống lĩnh 36 vị tướng và đội quân Hán rầm rầm rộ rộ, tiến về đông đánh bảy nước chư hầu Ngô, Sở v.v…
– Chu Á Phu mình đầy gió bụi trên đường tới Hoài Dương, sau khi đã quan sát rõ hình thế, đã tự tay thảo một bản tấu chương khẩn cấp dâng lên Hán Cảnh Đế. ”Quân đội của nước Ngô, nước Sở trang bị gọn nhẹ, hành động vô cùng thần tốc, ta không thể nào đánh được chúng từ chính diện. Mong bệ hạ hãy cho dùng kế muốn bắt thì hãy thả, tạm thời buông lỏng phòng vệ đất Lương, để quân phiến loạn chiếm giữ, sau đó cắt đường tiếp tế của quân Ngô, quân Sở, như thế mới đánh gục bọn phản thần tặc tử này được Hán Cảnh Đế đồng ý với yêu cầu trên.
Chu Á Phu đem quân tập trung ở Hình Dương, quân Ngô đang mải đánh vào nước Lương. Trong cơn nguy cấp nước Lương liên tục xin Chu Á Phu cho quân cứu viện. Chu Á Phu không hề đả động gì đến chuyện ấy, lại mang quân lên hướng đông bắc đóng tạo thành Xương Ấp, đào hào đắp lũy, cố thủ không ra.
– Lương Hiếu Vương của nước Lương chư hầu cuống lên, ngày ngày sai người đến xin Chu Á Phu cứu viện. Lần nào cũng vậy, sau khi kiên nhẫn nghe xong mọi lời cầu xin, Chu Á Phu lại cười: “hề hề” và vẫn án binh bất động.
Đọc thêm: Cảnh Yểm vờ công thành cự lý
Lương Hiếu Vương nổi cáu lên, trực tiếp dâng thư lên Hán Cảnh Đế, ông ta sai người mang thư cáo cấp không kể ngày đêm đưa thẳng tới kinh thành. Hán Cảnh Đế cẩn thận mở ra đọc: ”Muôn tâu bệ hạ, nước, Lương nguy nan trong một sớm một chiều, Chu thái uý lại từ chối không cứu viện!”.
– Hán Cảnh Đế cũng thấy hơi sốt ruột:
Chu ái khanh thật là quá mức, sao có thể thấy người ta chết mà không cứu? Bèn lập tức sai sứ đến ra lệnh cho thái uý đem quân cứu nước Lương.
– Sứ giả của kinh thành đến doanh trại ở Hình Dương, tuyên đọc xong chiếu thư của Hán Cảnh Đế. Nghe xong Chu Á Phu nói:
Tướng ở ngoài, lệnh vua có thể không theo. Nếu không thể quét sạch quân phản loạn này thì một mình ta sẽ phải chịu tội – Và ông vẫn cố thủ trong thành, không đem quân đi cứu nước Lương.
– Hầu như cùng lúc ấy, Chu Á Phu lại sai một đội tinh binh trang bị gọn nhẹ xông thăng vào hậu phương của địch, ngấm ngầm cắt đứt đường tiếp tế lương thực của quân Ngô và quân Sở. Quân Ngô bi thiếu lương bóng ma đói bao trùm lên đầu, đành cố nhịn đi khiêu khích quân Hán hết lần này lần khác, nhưng quân Hán vẫn cứ ì ra không nhúc nhích. Có một buổi tối, trong đội quân của triều đình nhà Hán đã xôn xao bàn tán về chuyện xuất quân hay không xuất quân, tiếng ồn ào lan tới tận trướng của Chu Á Phu. Thế nhưng trong trướng vẫn ran ran tiếng ngáy, Chu Á Phu vẫn chưa tỉnh dậy.
Chu Á Phu kéo dài ngày không ra ứng chiến khiến quân Ngô mệt mỏi, chúng cuống lên tìm một đột phá khẩu. Ngô vương Lưu Tỵ điều binh khiển tướng vây chặt thành Xương Ấp. Một hôm, quân phản loạn quây lại như ong đánh úp góc đông nam thành. Nghe xong báo cáo về tình hình quân địch, Chu Á Phu lại cười hề hề, nói:
– Lưu Tỵ, ngươi định bịt mắt ta hay sao? Ngươi đang giương đông kích tây. Ngươi vờ đánh đông nam, nhưng thực ra là muốn nhằm tây bắc.
Chu Á Phu điều động quân Hán ngầm tăng cường phòng bị ở góc tây bắc. Chừng chưa hút tàn một mồi thuốc quân tinh nhuệ của nước Ngô quả nhiên đánh mạnh vào góc tây bắc thành. Quân tướng trong tay Chu Á Phu loáng một cái xuất hiện trên mặt thành, đất đá lao xuống như mưa, quân Ngô làm sao mà đánh vào được? Lưu Tỵ tức đến phờ râu trợn mắt lên, quân sĩ của hắn đói lả, sĩ khí giảm sút rõ rệt, đành phải rút lui.
– Lưỡi kiếm trong tay Chu Á Phu huơ lên, một đội quân tinh nhuệ trang bị gọn nhẹ đã chuẩn bị sẵn từ trước được lệnh ùa ra truy kích quân Ngô. Ngô vương Lưu Tỵ thấy tình hình tồi tệ lập tức vứt bỏ đội ngũ, chỉ mang mấy ngàn quân khoẻ mạnh hất hoảng bỏ chạy. Toán quân bại trận ấy chạy một mạch đến Đan Đồ, xây đắp công sự rồi co cụm ở đó. Hơn một tháng sau, Ngô vương bị người Việt chém đầu. Bọn phản nghịch nước Ngô thế là cũng tan tác.
Qua hàng loạt trận chiến đấu lớn nhỏ suốt ba tháng trời, cuộc phản loạn của bảy nước Ngô, Sở v.v… đã được dẹp yên: Hán Cảnh Đế rất kính nể Chu Á Phu, văn võ bá quan trong triều ai cũng tấm tắc khen ngợi: ”Việc bỏ nước Lương không đánh ngay từ đầu của Chu thái uý đúng là để bảo đảm cho cuộc đại chiến dẹp quân phiến loạn giữ nhà Hán, quả thực là mưu sâu tính giỏi”.