Địch Thanh cau mày suy nghĩ kế sách lần này đến miền Nam đánh trận, lành hay là dữ chỉ có do thần linh quyết định. Nếu lành thì ta ném xuống…
Năm 1052, Nùng Trí Cao ở châu Quảng Nguyên (nay là Quảng Uyên, Cao Bằng, Việt Nam) khởi binh chống lại triều Tống, đánh chiếm vùng Pháp Châu (nay là phía nam thành phố Nam Ninh, Quảng Tây).
– Tống Nhân Tông quyết định phái đại quân đi bình định. Chọn ai để thống lĩnh đại quân đây? Nghĩ đi nghĩ lại, ông chợt nhớ đến đại tướng Địch Thanh (năm 1008- 1057). Hơn mười năm trước, khi còn là lính, Địch Thanh đã từng phạm tội, bị xử hình phạt thích chữ (khắc chữ lên mặt rồi bôi mực). Khi ông làm đến chức Xu Mật phó sứ, vết thích vẫn nhìn thấy mờ mờ. Tống Nhân Tông từng cho phép ông dùng thuốc đỏ xoá đi. Nhưng Địch Thanh chỉ vào vết thích nói:
Bệ hạ đề bạt hạ thần, không hỏi về môn hệ xuất thân, cũng không vì hạ thần trước kia đã phạm tội mà không trọng dụng. Thần giữ lại vết thích để khuyên răn các tướng sĩ, do đó không dám phụng mệnh.
– Tống Nhân Tông nghe những lời nói đó càng thêm quí trọng ông, liền tôn Địch Thanh làm đại tướng quân, thống soái đại quân chinh phạt Nùng Trí Cao.
Đại quân đi đến Quế Lâm, đường xá gian khổ, lòng quân dao động, đã có một số binh sỹ bỏ ngũ. Địch Thanh cau mày suy nghĩ kế sách…
– Một hôm, Địch Thanh nói với các tướng sĩ:
Đọc thêm: Địch Thanh biến trận mê hoặc quân địch
Lần này đến miền Nam đánh trận, lành hay là dữ chỉ có do thần linh quyết định. Nếu lành thì ta ném xuống đất một trăm đồng tiền đồng, đồng nào cũng không mặt lên trên chỉ cần trong đó có một đồng sấp mặt xuống thì là dữ, chúng ta đành phải dẫn nhau quay về triều vậy.
– Có người khuyên rằng:
Dù cho có may mắn đến mấy, ném một trăm đồng tiền xuống làm sao tất cả đều là mặt ngửa được. Nếu như có đồng sấp mặt có phải là làm dao động lòng quân không? Nếu như không đánh mà hồi triều, chẳng phải là chống lại thánh chỉ hay sao?
– Địch Thanh không nghe, gọi người tâm phúc đem một túi tiền đồng lại. Miệng ông lẩm nhẩm:
Thần linh phù hộ, thần linhh phù hộ…
– Đột nhiên ông bốc một nắm tiền, mắt nhắm lại, tung lên, khi tiền rơi xuống, một số tướng sỹ đều vây lại xem, một trăm đồng tiền toàn bộ đều ngửa mặt lên trời. Quả đúng là thần linh phù hộ.
Toàn quân nghe tin, tiếng hoan hô vang dậy đất trời.
– Lúc này Địch Thanh mới sai người tâm phúc đem đến một trăm cái đinh, đóng chặt tiền xuống đất đồng thời dùng tấm thảm xanh phủ lên trên, lại còn tự tay niêm phong, thành kính nói:
Đợi khi nào đại quân chiến thắng quay về triều đi qua đây sẽ dùng lễ hậu lạy tạ thần linh, lúc đó sẽ lấy lại số tiền đồng này.
– Thật ra số tiền đồng này hai mặt đều giống nhau. Địch Thanh dùng kế này là lợi dụng tâm lý mê tín quỉ thần của các tướng sĩ để làm yên lòng quân mà thôi.