Năm cuối thời Nam Tống, Thượng Hải đã là một cảng khẩu bắt đầu buôn bán với các nước, chịu sự quản lý của phủ Tùng Giang. Viên Quan kiểm nghiệm đầu tiên phụ trách kiểm nghiệm hàng hoá xuất nhập khẩu rất đau đầu về việc nhập khẩu hàng vải in hoa và xuất khẩu đồ sứ.
– Hoá ra, thuyền buôn phương Tây, trên đường đi gặp sóng gió, bị nước vào, vải vóc bị ngấm nước nên chất lượng giảm sút. Những lái buôn phương Tây biết Trung Quốc chưa có dụng cụ kiểm nghiệm nên mỗi lần thuyền buôn bị ngấm nước đều tấp vào ven các đảo phơi khô vải rồi mới đem vào cảng. Loại vải này do đã ngấm nước biển nên nếm có vị mặn. Thế nhưng nếu như những thuyền buôn gặp phải sóng gió ở cửa sông Trường Giang, vải bị ngấm nước sông thì làm sao mà kiểm nghiệm được nên đành phải thu nhận theo hợp đồng vậy thôi. Thế mà đồ sành sứ xuất khẩu từ Thượng Hải Trung Quốc cho dù đóng gói bằng cỏ, tre nứa nhưng qua quá trình vận chuyển trên biển khó mà tránh khỏi vỡ mẻ, nhưng khi đến các nước thì thương nhân nước ngoài đòi tăng bồi thường.
Viên Quan kiểm nghiệm nghiệm thấy rõ ràng những đồng bạc trắng toát cứ chảy ồ ạt vào túi bọn thương nhân nước ngoài thì đau lòng lắm. Một hôm ông tình cờ nhặt được một hạt đậu xanh trên sàn thuyền và chợt nghĩ ra một cách. Ông cho triệu các thương nhân nước ngoài lại, cười và bảo:
– Từ nay về sau nước tôi nhập vải đồng thời với nhập đậu xanh. Lúc các ngài xếp hàng thì phải xếp một hàng vải xen kẽ một hàng đậu xanh mới được. Khi thuyền cập cảng phải kiểm tra thuyền trước sau đó mới dỡ hàng, nếu không làm như thế thì không nhận hàng. Nói đoạn ông còn ra quy định: trước khi xếp đồ sành sứ lên thuyền phải đổ đậu xanh vào những chỗ trống sau đó đổ một chút nước sạch vào, đậy lại và đóng gói như cũ.
Bọn thương nhân tròn mắt ngạc nhiên, thầm nghĩ: không biết lão ta diễn cái trò gì ấy nhỉ?
– Đến ngày mười lăm tháng chín âm lịch năm sau, thuyền hàng của thương nhân nước ngoài cập bến Thượng Hải. Viên Quan kiểm nghiệm đích thân lên thuyền kiểm nghiệm thì thấy quả nhiên họ xếp một hàng vải một hàng đậu xanh rất chỉnh tề.
Đọc thêm: Địch Thanh ngầm lấy cửa ải Côn Luân
Viên Quan kiểm nghiệm mỉm cười hỏi:
– Này các vị, lần này thuyền hàng của các vị có bị ngấm nước không đấy?
Thề có thượng đế che chở, chuyến này chúng tôi thuận buồm xuôi gió lắm, trên thuyền đến một giọt nước cũng chả có.- Tên thương nhân giơ tay phải chi thành chữ thập trước ngực và nói.
– Người Trung Quốc chúng tôi có câu ngạn ngữ: ”Tam nguyệt tam, cửu nguyệt cửu, hành nhân mạc tòng giang biên tẩu” (đại ý là ngày mồng ba tháng ba với ngày mồng chín tháng chín người bộ hành không nên đi ở ven sông). Ngày mồng chín tháng chín năm nay cửa sông Trường Giang nước to sóng cả thế thì thuyền của các ông ở đâu? – Viên quan hỏi?
Lúc ấy chúng tôi đậu thuyền lại, không đi nữa. Tên thương nhân đáp bừa.
– Viên Quan kiểm nghiệm cười nhạt sai lính khiêng một túi đậu xanh từ dưới thuyền lên và mời tên thương nhân xem xét làm chứng cứ. Sau đó ông lệnh cho đổ đậu xanh ra thì quả nhiên đậu đã mọc mầm cả lượt. Viên quan này bước đến bên đống đậu, cúi xuống nhặt lấy một mầm đậu xanh dài nhất và nghiêm sắc mặt bảo:
Theo sự kiểm tra qua mầm đậu xanh này cho thấy đúng là ngày mồng chín tháng chín thuyền bị nước vào, ông đã giải quyết xong đám vải ngấm nước kia rồi.
– Tên thương nhân chớp chớp đôi mắt mở to và chịu nhận bồi thường. Nhưng ngay lập tức, hắn đã thay đổi thái độ bảo:
Còn đồ sành sứ xuất khẩu của các ông nữa đấy. Nếu đến chỗ chúng tôi mà bị vỡ hoặc sứt mẻ là chứng tôi đòi bồi thường gấp mấy lần cho mà xem.
– Thuyền chở sành sứ của hắn trở về cập bến, hắn liền vội vã chạy ngay lên bờ mời thương nhân các nước đến kiểm nghiệm. Nào ngờ chẳng hề tìm thấy cái nào bị sứt mẻ cả mà chỉ thấy các mầm đậu xanh đã nảy hàng loạt. Thì ra trong quá trình vận chuyển, hạt đậu xanh ngấm nước dần dần nảy mầm mà lấp vào các chỗ trống, ken chặt hàng vào nhau nên dù có gặp sóng to gió lớn hàng hoá cũng chẳng hề bị tổn hại gì cả.
Toàn bộ thương nhân nước ngoài đều ngạc nhiên không sao kể xiết.