Đường Nhược Doanh xử vụ án trai lơ

Đường Nhược Doanh liền đưa cho mọi người xem, nói ngay với Đường Công: Mấy lần trước đều xét xử sai cả, đối với bọn Tôn Lạc Gia chỉ cần đánh đòn vài ngày rồi…

– Ở huyện Tân Thành tỉnh Chiết Giang có một người phụ nữ đã ngoài ba mươi tuổi tên là Tôn Diệp Thị. Năm lên mười tuổi, chị ta được gả cho một người họ Hoàng nhưng hơn mười năm sau thì người chồng qua đời.

Về sau, chị ta lại tái giá với một người họ Tôn nhưng cũng chẳng được bao lâu thì người chồng thứ hai cũng chết. Người họ Tôn này để lại một đứa con thơ và hơn hai mươi mẫu ruộng. Tôn Diệp Thị quản lý điền sản và nuôi dạy con, ngoài ra lại thuê thêm một người làm công để lo liệu việc nhà.

– Chẳng được bao lâu thì nhà họ Tôn bắt đầu dị nghị. Đứa cháu họ Tôn Lạc Gia thì cho rằng bà thím mà lại sống cùng một nhà với người làm công trẻ thì khó mà tránh được mối hoạ hiềm nghi và khuyên bà nên đuổi người họ Tần này đi và thuê người khác.

Tôn Diệp Thị trước mặt thì tỏ vẻ đồng ý, nhưng thực ra sau đó lại chẳng hề động tĩnh gì. Tôn Lạc Gia đến hỏi thẳng thì người họ Tần lấy lý do bà chủ còn nợ tiền công nên không đi. Thế là tộc trưởng họ Tôn và Tôn Lạc Gia bàn rồi lấy cớ “dĩ nhân ngôn khả uý” để khuyên Tôn Diệp Thị cải giá. Diệp Thị thoái thác rằng việc tái giá là rất khó bởi khó mà tìm được một đối tượng đáng để dựa nên phải đợi thêm ít ngày nữa.

– Đúng lúc này có một người họ Chu ở làng bên vừa đoạn tang vợ, tộc trưởng lại bàn bạc với Tôn Lạc Gia làm mối người này cho Tôn Diệp Thị. Người họ Tần biết tin vội báo cho Tôn Diệp Thị, Diệp Thị liền sai người này viết một bản cáo trạng tố cáo bọn Tôn Lạc Gia bức hôn.

Mãi đến lúc quan phủ xét hỏi việc này thì tộc trưởng mới đi tìm người họ Tần để ”nói chuyện”. Người này tự biết mình trái lý liền đang đêm bỏ trốn mất. Tộc trưởng trách mắng Diệp Thị không nên tố cáo lung tung, Diệp Thị lại đổ hết trách nhiệm lên đầu người làm thuê họ Tần, rồi đêm đó thắt cổ tự vẫn.

– Sự việc được đưa lên huyện phủ. Huyện phủ căn cứ vào hình pháp phán xử bọn Tôn Lạc Gia mắc tội bức bách bà thím tái giá nên nhận hình phạt đánh đòn và tống giam.

Vụ án đưa lên tri phủ lại phán xét: ”Tôn Diệp Thị tuy đã là người phụ nữ tái giá song nếu bà ta không muốn tái giá nữa thì không được bức bách. Bọn Tôn Lạc Gia đáng lẽ ra theo điều luật là phải nhận hình phạt xung lính lưu đày vì tội uy bức quả phụ có thể tái giá khiến phải tự sát”.

– Khi vụ án được đưa lên cửa tuần phủ, tuần phủ Trần Công cho rằng tộc trưởng họ Tôn cùng mấy người bàn bạc bức bách Diệp Thị là do muốn chiếm gia sản của bà ta. Thế là ông uỷ thác cho huyện lệnh Tiền Đường xét xử lại vụ án. Huyện lệnh Tiền Đường phán xử tộc trưởng bị xử giảm hình (treo cổ) còn Lạc Gia thì bị lưu đày. Sau khi phán quyết và báo cáo lên tuần phủ thấy bản án như vậy vẫn chưa thật chính xác lại giao cho Đường Nhược Doanh là đồng tri phủ Hồ Châu xét xử lại một lần nữa.

Đọc thêm: Vu Thành Long vì dân mà nói dối

Đường Nhược Doanh cẩn thận đọc kỹ các ghi chép về vụ án. Ông nhận thấy vụ án này có nhiều tình tiết rất kỳ lạ, trong đó điển hình là ghi chép về xác chết của Diệp Thị: mặt đánh phấn, bên trên mặc áo đỏ, bên dưới là váy xanh và quần lót đỏ với quần hoa, chân đi giày thêu màu đỏ. Trong phòng ngủ của Diệp Thị có giường của Diệp Thị, ở giữa ngăn bằng tấm gỗ mà không có cửa, ngay giáp bên ngoài là giường của người làm công họ Tần. Đường Nhược Doanh liền đưa cho mọi người xem, nói ngay với Đường Công:

– Mấy lần trước đều xét xử sai cả, đối với bọn Tôn Lạc Gia chỉ cần đánh đòn vài ngày rồi thả ra là kết thúc vụ án được rồi.

Đường Công kinh ngạc hỏi:

– Sao lại thế?

Đường Nhược Doanh giải thích:

– Chồng mới chết chưa đầy năm mà Diệp Thị đã son phấn loè loẹt, ăn mặc sặc sỡ, đâu có ra dáng một quả phụ đang mang tang. Bà ta có thể vứt bỏ mười năm ân tình với người chồng trước thì tại sao lại không thể vứt bỏ tình nghĩa vợ chồng rất ngắn ngủi với người chồng sau? Xét về đạo lý thì như thế có được không? Đã gọi là thủ trinh nhưng lại không từ bỏ được người họ Tần. Người họ Tần vì gia cảnh nghèo nàn túng thiếu mà phải đến làm thuê cho Tôn Diệp Thị thì vì cớ gì cứ làm không công mãi mà chẳng nhận được đồng công nào cả.

– Tôn Lạc Gia khuyên Tôn Diệp Thị tái giá nhưng người họ Tần lại phản đối quyết liệt. Tộc trưởng và những người trong gia tộc họ Tôn bàn bạc làm mối Diệp Thị cho người họ Chu nhưng không hề nói trước mặt bà ta thì không thể coi là “bức bách tái giá” được.

Người kiện vụ án bức bách tái giá lên huyện phủ chính là người họ Tần kia, sau khi bị bại lộ chân tướng đã cao chạy xa bay rồi. Tôn Lạc Gia vặn hỏi Diệp Thị về tên họ Tần và trách móc bà ta về chuyện kiện cáo lung tung cũng là ”bức bách tái giá à?” Diệp Thị bồng bột tự sát nguyên nhân chủ yếu là do tên họ Tần đã rời bỏ bà ta. Cho nên chỉ có bắt được tên họ Tần kia thì mới làm rõ mọi việc được.

Đường Công liền sai nha môn đi bắt tên họ Tần. Trong khi thẩm vấn, hắn thừa nhận là đã thông dâm với Tôn Diệp Thị. Cuối cùng bọn Tôn Lạc Gia mỗi người chỉ bị phạt roi hoặc giam giữ ít ngày. Dân địa phương ai cũng bảo xét xử như thế là rất công bằng và hợp tình hợp lý.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận