Danh tướng thời Tây Tấn Dương Tổ (221- 278) qua đời không bao lâu, nước Ngô bị bình định. Khi đem quân về triều, quận công để ban thưởng, Tấn Vũ Đế hai mắt rưng rưng lệ, lẩm bẩm một mình: ”Nói đúng lương tâm, tất cả đều do công lao của Dương Tổ hết! Nếu kể công lao, thì Dương Tổ có công lớn nhất”.
– Nguyên là năm 269 (Năm Thái Sử thứ năm thời Tây Tấn Vũ Đế) khi Dương Tổ phụng mạng Tấn Vũ Đế, đem quân đi đánh đẹp nước Ngô, đã vận dụng thành công chiến thuật đánh vào lòng người.
Hai nước Tấn Ngô gây chuyện can qua, thường thường có quân tướng nước Ngô chạy sang xin hàng. Dương Tổ sau khi hỏi han tỉ mỉ một lượt, thế nào cũng khoan hồng độ lượng bảo: ”Muốn về cũng được, các người được tự do đi lại”. Mỗi lần ra ngoài hoạt động, Dương Tố thường chỉ mặc một chiếc áo da xuềnh xoàng, không mang khải giáp chi hết. Quanh nơi ở, số quân bảo vệ cũng không bao giờ quá hai mươi người. Hễ được rảnh rỗi, thế nào Dương Tổ cũng rủ binh lính đi săn bắn hoặc câu cá. Tất cả những việc đó, binh lính nước Ngô đều nhìn thấy tận mắt, xưa nay họ chưa từng thấy có một vị tướng nào mà lại bình dị dễ gần đến thế, dần dần họ mất đi sự thù địch, lũ lượt vượt qua biên giới đầu hàng Dương Tổ. Tinh thần chiến đấu của quân Ngô bắt đầu dần dần rệu rã.
– Dương Tổ có những điều rất lạ. Hai nước giao tranh, ông không bao giờ tập kích bất ngờ. Tướng sĩ hai nước Tấn – Ngô dồn hết lên chiến trường, một lát sau, khói lửa ngút trời, tiếng trống trận dóng dả bên tai không ngớt. Có một vị tướng lĩnh nói muốn hiến kế trá hình, Dương Tổ lại kêu gọi quân hầu, tả hữu:
– Quân bay đâu? Tóm cổ hắn lại, đổ rượu ngon cho hắn say mềm ra, để hắn không hé răng nổi lời nào?
Vị tướng ấy bị đổ rượu cho say bí tỉ. Có lần giữa lúc hai bên đánh nhau đang hăng, có người bắt dẫn tới hai thằng bé của bên Ngô. Hai thằng bé giương mắt tròn xoe, vô cùng kinh hãi. DươngTổ lại cười với chúng rất đôn hậu, và ngay sau đó đã sai gọi tráng sĩ đến đặn:
– Đưa chúng về, nhất định phải tìm cách đưa chúng về tận nhà thật an toàn vô sự. Nếu không, ta sẽ hỏi tội các ngươi!
Hai thằng bé đang khóc bỗng cười. Chẳng bao lâu sau, các tướng lĩnh của nước Ngô như Hạ Tường v.v… sang hàng, người cha của hai đứa bé đó vì quá xúc động, cũng mang theo bộ tướng sang hàng.
Đọc thêm: Câu nói hóm hỉnh của Tư Mã Thiệu khi còn nhỏ
– Có một lần, Trần Thượng, Phan Cảnh là tướng lĩnh của nước Ngô xâm nhập đất Tấn, Dương Tổ đem quân đánh đuổi và giết chết họ. Sau khi sự việc xảy ra, Dương Tổ đã long trọng làm lễ tang cho họ.
Ngoài ra, Dương Tổ còn lớn tiếng ca ngợi hai người này là những bậc trung thần của nước Ngô thà chết không chịu khuất phục. Sau khi được tin này, các đệ tử của Trần Thượng Phan Cảnh đều lần lượt lẻn sang đưa tang, Dương Tổ đã tiếp đãi theo đúng lễ nghi và đưa tiễn rất chân thành.
– Đặng Hương là tướng nước Ngô mang quân xâm lăng Hạ Khẩu của nhà Tấn, bị đánh thua liểng xiểng và bị bắt sống. Khi bị quân Tống trói lại và đưa tới trước mặt Dương Tổ, Đặng Hương trong lòng hốt hoảng lo âu, Dương Tổ lại mỉm cười vẫy tay ra hiệu cởi trói ra, rồi tha cho về. Đặng Hương cảm kích đến nỗi rơi nước mắt, rập đầu lia lịa. Quay về nước Ngô, Đặng Hương đã mang theo một số lớn binh mã sang hàng Dương Tổ.
Người của bên Dương Tổ khi tiến vào lãnh thổ nước Ngô, đều phải tuân theo một ”quy định” rất đặc biệt. Nếu thu hoạch lúa ngô của nước Ngô để làm quân lương, đều phải ghi đầy đủ số lượng và giá trị, sau đó đem vải vóc, tơ lụa để đền bù cho dân chúng nước Ngô. Dương Tổ và binh lính dưới quyền cưỡi ngựa săn bắn, chơi bời trên biên giới hai nước Ngô – Tấn, luôn luôn hoạt động trên đất Tấn, chưa bao giờ bước lên lãnh thổ nước Ngô, chim thú không biết đâu là đường biên giới, có lúc chạy lung tung, nếu những vật săn đó bị người nước Ngô bắn bị thương, chạy sang đất Tấn, thế nào Dương Tổ cũng dặn dò những người dưới quyền trói lại rồi đưa trả lại cho người nước Ngô.
– Người nước Ngô rất thán phục Dương Tổ. Tuy là nước đối địch với nước Tấn, nhưng nước Ngô vẫn luôn tôn xưng Dương Tổ là ”Ông Dương”. Lục Kháng là tướng lĩnh nước Ngô phải đánh nhau với Dương Tổ cũng luôn tấm tắc khen: ”Ông Dương rất rộng bụng, ngay cả Lục Nghị, Gia Cát Lượng cũng không thể sánh kịp”.
Lòng người nước Ngô dần đần hướng theo Dương Tổ. Tất cả những cái đó đã đặt nền móng tư tưởng để nước Tấn chinh phục nước Ngô. Không trách được rằng, Tấn Vũ Đế đã động lòng thương xót khi nhớ tới vị đại thần này.