Hạng Thác đấu trí với Khổng Tử

Khổng Tử ngồi trên cỗ xe ngựa đi chu du nhiều nước. Đến một nơi, thấy một đứa trẻ đắp đất quây lại thành một toà “thành” và ngồi vào bên trong. Khổng Tử hỏi:

– Cháu thấy xe ngựa, sao không tránh đường?

Cậu bé chớp chớp mắt đáp:

Chúng cháu nghe nói Khổng Tử tiên sinh, trên hiểu thiên văn, dưới tường địa lý, giữa thông hiểu nhân tình. Thế mà hôm nay cháu thấy ngài không lấy gì làm ghê gớm. Từ cổ chí kim, người ta chỉ nói rằng xe phải tránh thành, mà có ai nói rằng thành phải tránh xe đâu.

Khổng Tử ngạc nhiên một lát, hỏi:

Cháu tên là gì?

Cậu bé đáp:

Cháu là Hạng Thác.

Để chữa lại thể diện, Khổng Tử nghĩ ra một loạt câu hỏi làm khó cho Hạng Thác. Ông hỏi:

– Mồm mép cậu bé khá lợi hại. Ta hỏi cậu: Núi nào không có đá? Nước nào không có cá? Cửa nào không có then? Xe nào không có bánh? Trâu nào không sinh ra nghé? Ngựa nào không sinh ra ngựa con? Dao nào không có chuôi? Lửa nào không có khói? Đàn ông nào không có vợ? Đàn bà nào không có chồng. Ngày nào rất ngắn? Ngày nào rất dài? Cây nào không có cành? Thành trì nào không có các quan viên? Người nào không có biệt danh? Hỏi xong, Khổng Tử nhìn cậu bé và mỉm cười. Hạng Thác nghĩ một lúc rồi đáp:

Đọc thêm: Chuyện ngụ ngôn của người Vệ Sĩ

– Xin ông nghe cho – Núi đất không có đá, nước giếng không có cá, cửa nâng lên hạ xuống không có then, xe kiệu dùng người khiêng không có bánh, trâu đất không sinh nghé, ngựa gỗ không sinh ngựa con, dao đẵn không có chuôi, lửa của con đom đóm không có khói, thần tiên không có vợ, tiên nữ không có chồng, ngày mùa đông ngắn, ngày mùa hè dài, cây khô không có cành, thành trống chẳng có quan viên, đứa trẻ nhỏ không có biệt danh.

Khổng Tử kinh ngạc, Trí tuệ của cậu bé này quả là hơn người. Lúc này Hạng Thác không để Khổng Tử suy nghĩ lâu nói:

Bây giờ cháu xin hỏi ông:

Tại sao ngan và vịt có thể nổi lên trên mặt nước? Tại sao hồng nhạn và tiên hạc lại hót hay? Tại sao tùng bách lại xanh trong mùa đông, hạ?

Khổng Tử đáp:

Ngan và vịt có thể nổi trên mặt nước vì bàn chân của chúng có hình vuông; hồng nhạn và tiên hạc hót hay vì chúng có cái cổ dài; tùng bách xanh về mùa đông và mùa hạ vì ruột của chúng rắn chắc.

Không đúng Hạng Thác nói lớn.

– Con ba ba nổi trên mặt nước, chẳng lẽ chân nó cũng có hình vuông. Con ếch kêu tiếng to, chẳng lẽ vì nó có cái cổ dài?… Loại hồ trúc xanh tươi về mùa hạ và mùa đông chẳng lẽ cũng vì bên trong của nó cũng rắn chắc?…

Khổng Tử thấy hiểu biết của cậu bé uyên bác đến mình cũng không biện luận nổi với cậu ta. Ông liền chắp hai tay nhắc đi nhắc lại.

– Hậu sinh khá uý… Hậu sinh khả uý…

Rồi đánh xe vòng qua đi…

5/5 - (9 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận