Đời Tống, thời Khang Ninh (năm 1068 – 1077), Hầu Thúc Hiến, người đảm nhiệm chức quyền đô thuý giám thừa (chức quan quản lý về vấn đề thuỷ lợi) cho dân công đào đê sông Biện trong phạm vi huyện Tuy Dương (nay là huyện Thương Khâu, tỉnh Hà Nam) tận dụng số lượng lớn bùn đất của sông tháo vào đồng ruộng.
Nào ngờ vào năm đó, lũ lụt cực lớn, nước sông Biện đột nhiên dâng cao, lũ từ chỗ đê bị đào ào ạt tuôn vào, phút chốc đê đã bị vỡ… Chà? Những con nước lớn điên cuồng, tiếng gầm gừ oai hùng như tiếng sấm. Dân chúng hoảng loạn vây quanh Hầu Thúc Hiến, vô số những ngọn đuốc chiếu sáng rực một bên sông Biện.
Hầu Thúc Hiến nhìn nét mặt gay gắt của các dân công, cao giọng nói:
Bây giờ cứ cố mà lấp cũng không có tác dụng gì, chỉ có cách đào to thêm lỗ hổng ra. Các dân công phẫn nộ hét:
– Ông là một tên hôn quan, làm như thế chẳng phải là hiến luôn sinh mệnh của tất cả chúng tôi à?
– Không – Giọng Hầu Thúc Hiến vang lên như chuông át cả tiếng sóng gầm thét – Chỉ có cách tháo cho nước vào, giảm bớt thế nước hung dữ mới có thể sửa chữa được đê điều, lấp được chỗ hổng.
Also Read: Hàn Úc dùng bà đỡ xử vụ oan án
Tiếp đó, Hầu Thúc Hiến giải thích cho mọi người:
Ở thượng du cách huyện Tuy Dương mấy chục dặm, bên bờ sông Biện, có một toà thành cổ hoang tàn, trong đó tuy không có người ở, nhà cửa cũng đã bị hư hại từ lâu nhưng bức tường thành dày vài thước, cao vài trượng cơ bản vẫn còn tốt, có thể đùng nó để tạm thời làm nơi trữ nước tháo lũ vào rất thích hợp.
Hầu Thúc Hiến ra lệnh, dẫn đầu các dân công hoả tốc đến bên ngôi thành cổ ở thượng du kia, ngay đêm đó đào hổng một phần đê sông Biện, dẫn nước vào trong thành cổ.
Ngày hôm sau, lượng nước ở hạ du đã giảm bớt rất nhiều, Hầu Thúc Hiến lập tức chỉ huy dân công lấp lại lỗ hổng đê sông Biện. Khi lượng nước trữ trong toà thành cổ đã đầy, lại chảy về sông Biện, chỗ đê bị sạt lở đã được sửa chữa. Tính mạng, tài sản của nhân dân đã được bảo toàn, đồng ruộng cũng không bị chìm ngập. Mọi người hết sức khâm phục trí tuệ tuỳ cơ ứng biến trong lúc nước lũ hung dữ, nguy cấp của Hầu Thúc Hiến.