Câu chuyện xảy ra vào năm 257 trước công nguyên. Lời Hầu Doanh đã gợi ý cho Tín Lăng Quân, ông lập tức đến vương cung cầu trợ Như Cơ…
Tín Lăng Quân của nước Ngụy do gắng sức khuyên Ngụy vương xuất binh cứu Triệu không thành nên đã ôm nỗi phẫn uất, định đích thân dẫn ba nghìn môn khách của mình, đơn độc kéo đến Hàm Đan, định liều mạng với quân Tần. Hầu Doanh (? – năm 257 trước Công nguyên), môn khách của Tín Lăng Quân bèn can gián:
– Công tử, dựa vào mấy con người mà ngài mang theo này liều mạng với nước Tần hùng mạnh, há chẳng phải chết vô ích sao?
Tín Lăng Quân nói:
– Nhưng, Vương huynh ta sợ uy lực Tần Vương, không dám xuất binh cứu nước Triệu. Ta há lại có thể nhìn quân Tần vây khốn Hàm Đan, đối với nước Triệu thấy chết mà không cứu sao? Huống hồ, ở đó còn có chị gái ta.
– Điều đó cũng không thể hành sự vội vã như thế được. Tôi nghe nói, nửa binh phù bên phải do Tấn Bỉ, tướng quân nước Nguỵ giữ đang nằm trong vương cung Ngụy, chỉ cần lấy được vật đó là ngài có thể đoạt được binh quyền của Tấn Bỉ. (Thời cổ, bằng chứng dùng để điều binh chia làm hai nửa, nửa phải để ở triều đình, nửa trái giao cho tướng lĩnh thống soái, chỉ có khi hai nửa binh phù hợp nhất với nhau mới có thể điều động được quân đội).
– Nhưng nội cung của vương huynh ta cảnh giới rất nghiêm ngặt, người bình thường không thể vào được!
Công tử đừng lo, tôi đã có cách. Tôi nghe nói trước đây công tử đã từng báo mối thù giết cha cho Như Cơ.
Có việc đó, Như Cơ vẫn luôn rất cảm ơn ta.
Thế thì tốt. Công tử, Như Cơ chẳng phải là người được Nguỵ Vương sủng ái nhất sao? Tại sao công tử không nhờ Như Cơ giúp mình lấy một nửa binh phù?
Đọc thêm: Kế “thân xa đánh gần” của Phạm Tuy
– Đúng! Được tiên sinh nói như thế, lòng ta đã sáng ra nhiều.
Lời Hầu Doanh đã gợi ý cho Tín Lăng Quân, ông lập tức đến vương cung cầu trợ Như Cơ. Như Cơ dễ dàng giúp Tín Lăng Quân ăn cắp được nửa binh phù kia.
Tín Lăng Quân lập tức định kéo đi cướp binh quyền của tấn Bỉ.
– Công tử? hãy khoan – Hầu Doanh ngăn Tín Lăng Quân lại.
– Tiên sinh, cứu thành như cứu hoả, ta phải gấp gáp tiến đi.
– Công tử đừng vội, Tấn Bỉ thấy tấm binh phù này có thể ngoan ngoãn giao quyền xuất binh thì không nói làm gì, nếu ông ta từ chối không chịu thì sao?
– Cái này cũng có thể xảy ra, tiên sinh thấy thế nào?
Tôi có người bạn thân tên là Chu Hợi, là một đại lực sĩ, tôi sẽ nhờ ông ấy đi cùng công tử. Nếu tấn Bỉ không giao quyền xuất binh, hãy để Chu Hợi giết hắn luôn đi.
– Được!
Tín Lăng Quân dẫn bọn Chu Hợi đến nơi đóng quân của quân Ngụy, lấy tấm binh phù ăn cắp được ra, giả truyền mệnh lệnh của Nguỵ Vương để Tấn Bỉ giao quyền xuất binh.
Tấn Bỉ nhận lấy tấm binh phù, đối chứng với nửa binh phu mà ông ta mang theo thấy hoàn toàn phù hợp. Nhưng ông ta vẫn ngờ vực bèn nói với Tín Lăng Quân:
Đại vương giao cho tôi thống soái mười vạn đại quân đóng trại ở đây, can hệ rất lớn, ngài đơn thân đến thay thế tôi, đâu có thể được? Tín Lăng Quân quay sang ngầm ra hiệu cho Chu Hợi ở bên cạnh, Chu Hợi lập tức vung cây chuỳ sắt lớn nặng hai chục cân lên, bổ một nhát, trong nháy mắt đầu Tấn Bỉ đã nát bét.
Tín Lăng Quân đoạt được quân quyền, bèn thống soái đại quân đến cứu viện nước Triệu, đại phá quân Tần, do đó đã giải được vây cho Hàm Đan, đô thành nước Triệu.