Ngô Quảng thấy rất có lý liền đồng ý cùng làm với Trần Thắng. Người đương thời đều rất mê tín quỷ thần, hai người bèn quyết định lợi dụng điểm này, giành lấy…
– Tháng bảy, năm thứ hai đời Tần Nhị Thế (năm 209 trước Công nguyên), có hai sĩ quan Tần áp giải chín trăm tráng đinh đến đóng quân ở Ngư Dương (nay là huyện Mật Vân, thành phố Bắc Kinh).
Lúc này đang là mùa hạ, trời thường đổ mưa, đội ngũ đi tới xã Đại Trạch, huyện Kỳ (nay là phía tây nam huyện Túc, Tỉnh An Huy), vì vùng này gần với sông Hoài, một nhánh của sông Chuẩn, địa thế thấp trũng, mưa lớn lại kéo dài mấy ngày nên làm tràn ngập khắp các con đường. Đội ngũ đành phải hạ trại đợi trời nắng rồi đi.
– Trong đội ngũ chín trăm người này có hai người đàn ông cường tráng, được bầu làm đội trưởng. Một người tên gọi Trần Thắng (? – năm 208 trước Công nguyên), người Dương Thành (nay là phía đông nam huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam), một người tên gọi Ngô Quảng (? – năm 208 trước Công Nguyên), người Dương Hạ (nay là huyện Thái Khang, tỉnh Hà Nam).
Đêm hôm đó, ở trong lều, họ đang thì thầm to nhỏ xem làm thế nào để chạy thoát khỏi cõi chết. Nguyên là, theo pháp luật triều Tần, chậm trễ kỳ hạn sẽ bị chém đầu, mà hiện giờ không thể đi được, cũng không thể đến Ngư Dương đúng hạn được.
– Trần Thắng nói:
Đã sai hạn, đến đâu cũng chết, bây giờ trốn đi bị bắt được cũng chết, nhược bằng dứt khoát liều chết làm phản thôi!
– Ngô Quảng nói:
Triều đình lớn mạnh như thế, làm sao chúng ta tạo phản được?
– Trần Thắng nói:
Người thiên hạ chịu đựng nỗi khổ bạo chính của Tần hoàng đế rất lâu rồi Nghe nói hoàng đế Nhị Thế là con trai thứ của Tần Thuỷ Hoàng, lẽ ông ấy không được kế thừa ngôi hoàng đế. Người làm hoàng đế là phải, là công tử Phù Tô, đại ca của ông ấy! Vì Phù Tô thường khuyên cha đừng nên giết người nhiều nên bị Tần Thuỷ Hoàng phái đi giữ Trường Thành. Nay nghe nói Nhị Thế vì chiếm ngôi đã hại chết công tử Phù Tô. Dân chúng chỉ nghe nói Phù Tô rất anh minh nhưng còn không biết tin về cái chết của ông.
– Hạng Yên, đại tướng nước Sở từng lập chiến công hiển hách, đối với bộ hạ lại vô cùng yêu thương, rất được lòng người. Có người nói ông ấy đã chết, có người nói khi nước Sở bị diệt vong, ông ấy đã trốn đi, người nước Sở chúng ta rất nhớ thương ông ấy. Nếu bây giờ chúng ta giả mượn danh nghĩa của công tử Phù Tô và Sở tướng Hạng Yên, kêu gọi dân chúng thiên hạ phản đối Tần Nhị Thế, người hưởng ứng khởi nghĩa nhất định sẽ rất nhiều.
Also Read: Vu Trọng Văn thả bò xử án
– Ngô Quảng thấy rất có lý liền đồng ý cùng làm với Trần Thắng. Người đương thời đều rất mê tín quỷ thần, hai người bèn quyết định lợi dụng điểm này, giành lấy sự tín nhiệm của chín trăm tráng đinh trước. Họ ra chợ mua một mảnh vải, bên trên dùng chu sa viết ba chữ lớn “Trần Thắng Vương”, sau đó ngầm nhét manh vải này vào bụng một con cá một tráng đinh ra chợ mua được con cá này về, khi mổ bụng phát hiện thấy dòng chữ này, việc đó trong phút chốc đã truyền khắp các tráng đinh.
Tối hôm đó, Trần Thắng lại gọi Ngô Quảng đến một ngôi miếu nát gần chỗ cắm trại, đốt đuốc trong một cái lồng tre, sau đó đặt nó trong đám cỏ, từ xa nhìn lại rất giống như “ma trơi” đang toả sáng lúc mờ lúc tỏ, Ngô Quảng còn nấp ở đó giả giọng hồ ly, kêu lên rằng:
– Đại Sở hưng, Trần Thắng Vương.
Mọi người càng lấy làm kỳ lạ, cho rằng Trần Thắng là một ”Thiên tử chân mệnh”.
– Ngô Quảng xưa nay rất yêu quý người khác, các tráng đinh đa số đều hợp với ông. Một hôm, nhân lúc hai võ quan uống rượu say, ông cố ý đòi các võ quan cho họ về nhà, muốn dùng những lời này để kích thích họ, khiến họ nổi nóng, hạ nhục mình trước mặt mọi người, khêu lên sự bất bình của các tráng đinh.
Hai sĩ quan kia nào biết đó là kế, quả nhiên vung roi, hằm hằm vụt cho Ngô Quảng mấy cái. Ngô Quảng chửi mắng rầm rĩ, hai viên sĩ quan liền rút kiếm định đâm, Ngô Quảng, Trần Thắng thấy thời cơ đã đến liền xông vào đoạt kiếm của họ, đâm chết ngay tức khắc. Tiếp đó, Trần Thắng, Ngô Quảng kêu gọi mọi người đứng dậy tạo phản, chín trăm tráng đinh nhất tề hưởng ứng, dựng sào mà lên. Thế là cuộc đại khởi nghĩa nông dân vĩ đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc đã nổ ra.