Năm 200 trước Công nguyên ( năm thứ bảy đời Hán Cao Tổ), Mạo Đốn Đan Vu Hung Nô dẫn bốn mươi vạn binh mã, đánh thẳng đến Thái Nguyên, vây chặt Tấn Dương. Hán Cao Tổ Lưu Bang đích thân soái lĩnh đại quân chống lại kẻ thù xâm lược. Sau khi đánh vào Tấn Dương, Lưu Bang nghe nói binh mã tiền đội liên tiếp thắng lợi liền định tấn công với quy mô lớn.
Người được cử đi trinh sát trở về báo cáo:
– Bộ hạ của Mao Đốn Hung Nô, đại đa là quân già yếu tàn tật, ngựa của chúng cũng rất gầy yếu, xin bệ hạ hạ lệnh truy kích!
Lưu Bang vẫn không yên tâm liền phái Phụng Xuân Quân Lưu Kính đến chỗ Hung Nô đàm phán, thật ra là lại dò la ngọn ngành một lần nữa, Lưu Kính trở về nói.
– Thần thấy binh mã Hung Nô quả thực là không chịu nổi một đòn. Thế nhưng, thần nghĩ ở đây chắc chắn có điều mờ ám. Bệ hạ thử nghĩ nếu lực lượng quân sự của Hung Nô thập phần mỏng yếu, làm sao chúng dám xâm phạm Trung Nguyên ta với quy mô lớn được? Thần cho rằng đây chắc chắn là ”kế giả yếu” của người Hung Nô, dụ dỗ chúng ta truy đánh, dễ dàng đặt ta vào trong vòng vây của chúng. Xin bệ hạ suy nghĩ kỹ rồi hãy làm.
Lưu Bang nghĩ mọi người đã nhìn thấy đều là tàn binh già yếu thì còn sợ gì chúng? Liền tống giam Lưu Kính vào ngục.
Lưu Bang sợ chậm trễ một chút sẽ để Mạo Đốn Đan Vu chạy mất nên vội vàng dẫn một đội kỵ binh đi đuổi trước. Nào ngờ vừa đến Bình Thành (nay là Đại Đồng, Sơn Tây), bốn mươi vạn binh mã Hung Nô đã vây chặt lấy. Bọn chúng ai nấy binh cường ngựa tráng, tinh thần phấn chấn. Lúc này Lưu Bang mới nhớ đến lời khuyên bảo thành thực của Lưu Kính, ông đấm ngực giậm chân than thở. Trong bước ngoặt nguy cấp này, Lưu Bang dẫn quân mở một đường máu, lui lên núi hiểm yếu, quân Hung Nô tuy nhất thời chưa đánh lên núi nhưng chúng chỉ phái mấy vạn quân vây chặt Bạch Đăng, ba mươi mấy vạn binh mã còn lại chia nhau chặt đứt quân Hán phía sau ở những con đường quan trọng. Như thế, quân Hán trên núi Bạch Đăng sẽ trở thành một cánh quân tác chiến đơn độc trong không có lương thảo ngoài không có cứu binh.
Also Read: Kế dùng bình gỗ qua sông của Hàn Tín
Đến sáng ngày thứ tư, Lưu Bang, Trần Bình đang nên núi quan sát. Bỗng thấy được núi có nữ kỵ binh đang lao vùn vụt, dò la mới biết hoá ra khi Mạo Đốn Đan Vu đi chiến đấu có mang cả vương hậu theo. Trần Bình đột nhiên nghĩ ra một diệu kế.
Ngày hôm sau, Trần Bình phái một sứ giả đến gặp vương hậu Hung nô. Trên đường, sứ giả dùng vàng mua chuộc tướng sĩ Hung Nô cho nên đã nhanh chóng gặp được vương hậu Hung Nô. Sau khi dâng lên một đống châu báu lớn lấp lánh rực rỡ rồi sứ giả trình lên một bức tranh mỹ nhân, nói:
– Hoàng đế Trung Nguyên e rằng đại vương Hung Nô không chịu lui binh nên đã chuẩn bị một cô gái xinh đẹp bậc nhất Trung Nguyên dâng cho đại vương Hung Nô. Đây là hình ảnh của cô ấy, xin để đại vương xem trước.
Vương hậu Hung Nô mở ra xem, quả là một mỹ nữ, mày như lá liễu đầu xuân, mặt như hoa đào tháng ba; cánh tay thon thả nõn nà như ngọc, vòng eo mảnh mai như dương liễu đầy đầu châu ngọc khiến cho ong cuồng bướm loạn; đôi mắt đa tình khiến người ta hồn xiêu phách bạc. Đến vương hậu Hung Nô cùng ngẩn ngơ ngắm nhìn. Bỗng nhiên bà ta nghĩ: Nếu Đan Vu có được mỹ nữ đệ nhất thiên hạ này, từ đó trở đi mình chẳng phải sẽ bị lạnh lùng sao? Liền vội nói với sứ giả:
Thứ này không cần đâu, ta sẽ xin Đan Vu lui binh là được rồi. Ngay đêm đó, Vương hậu khuyên can Mạo Đốn Đan Vu lui binh, Mạo Đốn Đan Vu bắt quân Hán phải cống nộp rất nhiều lễ vật rồi mới châu rút quân để bọn Lưu Bang đi ra.
Lưu Bang trở về, đầu tiên là thả Lưu Kính ra khỏi ngục, còn gia phong thêm cho ông chức Quan Nội hầu. Tiếp đó, chém đầu toàn bộ những sứ giả khuyên ông lập tức truy kích.