Kỷ Vân đối đáp với vua Càn Long

Kỷ Vân theo hoàng đế Càn Long đến Giang Nam. Một hôm đi vãn cảnh chùa, bước vào điện Thiên Vương, thấy một pho tượng Phật Di Lặc bụng to ở chính giữa điện, mình trần hở bụng đang nhìn họ nhìn miệng cười, Càn Long hỏi:

– Vị Phật kia tại sao lại nhìn trẫm mà cười?

Kỷ Hiểu Lam ung dung đáp:

– Đó là Phật thấy phật thì cười.

Càn Long hỏi:

– Câu này có nghĩa như thế nào?

– Thánh thượng là Văn Thù Bồ Tát giáng trần, chính là phật sống đời nay, hôm nay lại đến điện phật lễ phật cho nên nói phật thấy phật thì cười.

Càn Long ngầm tán thưởng, đang quay người định đi bỗng lại thấy phật Di Lặc bụng to cười với Kỷ Vân liền quay lại hỏi:

– Vị phật kia cũng nhìn khanh cười là do làm sao?

Thánh thượng, phật nhìn thần cười là cười thần không thể thành phật được. Càn Long khen ngợi Kỷ Vân đối đáp nhanh trí.

– Họ bước ra khỏi sân chùa, lại tiến về phía trước. Đang khát nước thì thấy bên đường có một cây lê, Kỷ Vân thuận tay hái một quả lê ăn một mình. Càn Long thấy ông không hái lê cho mình liền trách cứ:

Khổng Dung bốn tuổi còn biết nhường lê, tại sao ái khanh dám bất lịch sự như thế trước mặt hoàng đế, ăn lê có một mình?

– Lê cùng âm với “ly” đó, thần phụng mệnh đi theo xa giá hoàng thượng, nào dám dâng “ly” (rời xa)?

Thế thì chúng ta chia ra ăn cũng được.

– Chà, càng không dám chia ly với hoàng thượng đâu.

Lại đi một đoạn nữa thấy bên đường có một cây hồng Kỷ Vân hái một quả hồng rất chín chia thành hai nửa dâng hoàng đế một nửa. Càn Long vừa ăn hồng vừa vặn hỏi:

Đọc thêm: Khang Huyện Lệnh bắt quỷ người

– Tại sao quả hồng tại có thể chia ra ăn được?

Âm của “hồng” là “việc” (trong tiếng Hán hai từ này đồng âm), thần đi cùng hoàng thượng, có “việc”, thì cùng “tham gia” (trong tiếng Hán “tham gia” đồng âm với ăn).

– Càn Long cười, nói:

Khanh quả là khéo mồm khéo miệng, khó mấy ngươi cũng đối đáp được.

– Đúng lúc này, họ nhìn thấy một người phụ nữ ở bên đường, chị ta tay cầm một đồ vật bằng tre. Càn Long hỏi:

Chị ta cầm cái gì trong tay thế?

– Làn tre.

Vật này có tác dụng gì?

– Đựng đồ vật.

Càn Long cố ý hỏi:

– Tại sao chỉ đựng “đông tây” (trong tiếng Hán “đông tây” là ”đồ vật”) mà không đựng nam bắc.

Kỷ Vân ngẫm nghĩ giây lát rồi giải thích:

– Thơ thuyết âm dương ngũ hành, đông phương giáp ất mộc, tây phương canh tân kim, nam phương bên đinh hoả, bắc phương nhâm quý thuỷ. Thuộc vào kim mộc thì cái làn có thể đựng được. Còn dùng nó đựng nước sẽ bị rò, dùng nó đựng lửa sẽ bị cháy, đều không thể đựng được. Cho nên chỉ có thể dùng làn để đựng ”đông tây” (đồ vật), không đựng được nam bắc.

Càn Long thấy ông nói có lý nên gật đầu ngay.

– Hai người lại tiếp tục đi, đến bờ sông thấy ở đó có một con thuyền nhỏ đang đậu, một ông già ngồi trên thuyền câu cá: Bỗng nhiên, ông già giật cần câu nhấc lên một con cá to đang giãy giụa. Ông già vui mừng vỗ đùi đánh đét, bật cười ha hả. Càn Long thấy thế đột nhiên nổi hứng làm thơ, yêu cầu Kỷ Vân phải đọc một bài thơ thất tuyệt, hạn trong bốn câu hai mươi tám chữ, bắt buộc phải có mười chữ “nhất”, đây rõ ràng là có ý làm khó Kỷ Vân.

Kỷ Vân ngắm nhìn con thuyền trên dòng sông, đi lại vài bước, nói một câu ”xin nghe”, liền đọc:

“Nhất cao nhất lỗ nhâm ngư chu,

Nhất trượng trường can nhất thốn câu

Nhất phách nhâm hô phục nhất tiếu,

Nhất nhân độc chiến nhất giang thu.

Dịch :

“Một sáo một mái một con đò

Một chiếc gậy dài một chiếc câu

Một phách một hò một cười cợt

Một mình chiếm cả một sông thu.”

Toàn bài thơ tự nhiên thanh khiết, sinh động có hồn, tức tranh “mùa thu câu cá trên sông một mình” hiển hiện trước mắt. Càn Long không thể không hết lời khen ngợi.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận