Lâm Trắc Từ thành kính cầu mưa

Cuối đời Thanh nhà chính trị Lâm Trắc Từ (1785- 1850) trước khi đến Quảng Châu cấm nha phiến đã từng làm tổng đốc ở Hồ Quang tích cực xét cấm nha phiến, thu được kết quả rất tốt đẹp.

Thế nhưng năm 1838 gặp đại hạn hiếm thấy, mùa màng thu hoạch thất bát, giá gạo tăng vọt lên, dân chúng ai nấy gầy đói chỉ còn da bọc xương. Lâm Trắc Từ lòng nóng như lửa đốt. Ngoài việc hiến lương bổng của mình để trợ giúp cứu đói cho dân ra ông còn vận động những người dưới quyền cũng gắng sức cứu trợ.

Thế nhưng các quan viên ở Lưỡng Hồ miệng thì nói hết sức đồng cảm với nạn dân, đến lúc phải thật sự bỏ tiền ra thì ai ai cũng nói kinh tế gia đình mình khó khăn. Có người còn nói nhà họ ăn bữa sáng không có bữa chiều. Trong nhà không có lương thực để cách đêm bao giờ, kết quả là chẳng có ai trợ giúp được đồng tiền nào.

Lâm Trắc Từ thấy thế không hề nói năng gì. Ngày hôm sau ông sai người dán tờ cáo thị trước cổng nha phủ. Nói rằng vào ngày này ông sẽ chỉ huy các quan lập đàn cầu mưa. Trong hai ngày mọi người phải tắm rửa chay tịnh, biểu thị là lòng thành kính đối với trời đất.

Đến hôm cầu mưa, Lâm Trắc Từ đã tắm rửa chay tịnh, đi bộ đến quảng trường, bước lên đàn cao, phủ phục xuống, khấn vái trời đất. Các quan lớn nhỏ cũng nối đuôi nhau lên đàn, phủ phục xuống cầu khấn.

Nghi thức cầu mưa hoàn tất, Lâm Trắc Từ sai thị vệ rải rộng chiếu lau lên mặt đàn rồi dẫn các quan viên lần lượt ngồi nghỉ trên chiếu. Lúc đó trời quang mây tạnh, nắng nóng, dữ dội. Các vị quan thường ngày mưa không đến mặt, nắng không đến đầu, ngồi chưa được bao lâu ai nấy đều nhức đầu khổ sở, mặt mũi xám hết cả lại.

Lúc này Lâm Trắc Từ mới nói:

– Hàng ngày chúng ta toàn ngồi trên cao, hưởng một cuộc sống phú quí cơm đưa đến miệng, áo đưa đến mình. Vào cái năm đại hạn này, chúng ta làm sao mà hiểu được tình cảnh “lòng nông phu nóng như lửa đốt”? Hôm nay, tôi nguyện cùng mọi người cùng nếm nỗi khổ của người dân nghèo phải đổ mồ hôi làm lụng dưới trời nắng nóng. Phải qua khoảng thời gian cỡ ba tuần hương, Lâm Trắc Từ mới nói:

Also Read: Kế giết sói cái của bé chăn bò

– Xem ra cổ họng chúng ta đều đã khô bỏng rồi, không thể không uống chút nước chè được.

Nói đoạn ông lập tức truyền gọi nha dịch gánh một thùng nước chè mát lại. Tự ông múc trước một gáo uống ừng ực cho đến no, các quan viên đương nhiên cũng gấp gáp đến.

Lát sau do nóng lạnh gặp nhau, Lâm Trắc Từ nôn đầu tiên, tiếp sau mọi người cũng đều nôn oẹ ra cả khiến cho mặt chiếu ngổn ngang bẩn thỉu không thể chịu nổi.

Lâm Trắc Từ cười nói:

– Như thế này mới có thể lượng được tấm lòng và tình hình kinh tế gia đình của từng người.

Thế là, ông tự mình kiểm tra những đồ nôn oẹ ra của từng người, sai thị vệ ghi tất cả những thành phần trong đó lại. Kết quả kiểm tra cho thấy, Lâm Trắc Từ nôn ra toàn các loại rau cỏ đồ ăn bình dân chay tịnh, còn các quan viên lớn nhỏ nôn ra không phải là sơn hào hải vị cũng là cá thịt ngon lành.

Lâm Trắc Từ nghiêm khắc nhìn các quan viên đang cúi thấp đầu, đau đớn nói:

– Hôm nay ta thành tâm thành ý xin trời cầu mưa xoá bỏ nạn hạn hán cho người dân tiếp tục sống được. Nhưng các ngài có ăn chay uống tịnh thành tâm thành ý không? Hơn nữa, mấy hôm trước ta hô hào mọi người viện trợ cứu dân, các ngài ai nấy đều kêu nghèo, có người còn nói nồi niêu không có gì mà nấu, hôm nay xem ra các ngài ăn là những thứ gì đó?

Tôi nói cho mà biết, sở dĩ ông Trời tức giận như thế, gây ra hạn hán, hoàn toàn là do các người làm quan mà không hề thông cảm với cảnh khốn cùng của dân chúng.

Các quan biết rõ tội của mình, vừa sợ vừa ngượng, e sợ Lâm tổng đốc sẽ trừng phạt mình nên lũ lượt móc tiền trợ giúp dân chúng.

Tham khảo: Chiến tranh Nha phiến hay Các cuộc chiến Anh-Trung là hai cuộc chiến xảy ra giữa thế kỷ 19 (1840 – 1843 và 1856 – 1860) gây nên xung đột kéo dài giữa Trung Quốc dưới triều Mãn Thanh và đế quốc Anh. Trong cuộc chiến lần thứ hai, Pháp, Nga và Hoa Kỳ đã liên minh với Anh để tấn công Trung Quốc. Wikipedia

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận