Nhà văn học đời Thanh Kỷ Hiểu Lam đã ghi chép câu chuyện về một cô gái thông minh tự cứu mình trong tác phẩm nổi tiếng ”Duyệt vi thảo đường bút ký”. Cô gái đó tên là Lệ Thư. Mẹ cô là người dân tộc Mãn, làm vú em cho em trai Kỷ Hiểu Lam. Một hôm, bà vú em bị bệnh, Lệ Thư ở gần đó biết tin, không kịp bàn bạc với chồng liền vội vàng đến thăm nom bệnh tình của mẹ.
– Lúc đó trời đã gần tối, trăng non đã treo trên đầu ngọn cây Lệ Thư cứ bước đi, bước đi, chỉ nghe thấy đằng sau cũng có tiếng bước chân. Lợi dụng ánh trăng mờ ảo, cô quay đầu lại nhìn, quả nhiên có một bóng đen đang gấp gáp bám theo. Cô sợ hãi tim đập thình thịch.
Người này chắc chắn là một tên đểu cáng, nếu hắn đuổi kịp thì hậu quả việc bị cướp đoạt và làm nhục thật khôn lường. Ở nơi đồng không mông quạnh không một bóng người này, mình lại là phụ nữ yếu ớt, làm thế nào thoát ra khỏi nguy hiểm trước mặt đây? Cô vừa nhanh bước hơn, vừa sốt ruột sốt gan, nghĩ kế.
– Đi qua một bãi đất toàn mộ hoang, cô bỗng nảy ra một kế.
Đọc thêm: Lâm Trắc Từ thành kính cầu mưa
Cô bước đến dưới một cây bạch dương, vội vàng tháo trâm cài đầu, hoa tai bạc giấu vào túi áo trong, lại cởi thắt lưng ra treo lên cây, kéo dài mặt, thè lưỡi ra, trợn mắt lên nhìn trừng trừng không chớp vào tên đểu cáng đang xông đến.
– Lại nói người kia đi đến trước chỗ ngọn cây thấy bộ mặt của Lệ Thư thì kinh hãi “A” lên một tiếng, ngã chổng vó ra đất mềm nhũn. Lệ Thư bình tĩnh nhìn biết rằng nguy hiểm đã qua, liền nhanh chóng cởi thắt lưng xuống, quấn quanh eo, lao nhanh như tên bắn về phía nhà họ Kỷ.
Lệ Thư nhìn thấy mẹ vội ôm chầm lấy bà, rớt nước mắt sung sướng, kể lại rành mạch trên đường mình đã gặp nạn và thoát nạn như thế nào. Bà mẹ và gia đình Kỷ Hiểu Lam trong lòng đều như trút được tảng đá nặng, mừng rỡ và yên tâm cho sự thoát nạn của Lệ Thư.
– Ngày hôm sau, hàng xóm láng giềng đều xôn xao đồn đại, rằng tối hôm qua có một thanh niên trai tráng lực lưỡng khi đi qua nghĩa địa đã gặp phải một con ma nữ treo cổ, sợ đến sùi bọt mép, ngã lăn ra bất tỉnh. Sáng hôm sau mới được người ta phát hiện và đưa đến thầy lang cấp cứu. Khi tỉnh lại, miệng vẫn còn khiếp sợ kêu ”ma treo cổ, ma treo cổ”.
Mẹ con Lệ Thư và nhà họ Kỷ được một phen cười vỡ bụng.
Duyệt Vi thảo đường bút ký: Có nghĩa là bút ký được viết ở ngôi nhà cỏ Duyệt Vi. Duyệt Vi Thảo đường là cách Kỷ Hiểu Lam gọi ngôi nhà của mình ở Hà Bấc. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Kỷ Quân và được nhiều người biết đến.