Năm 234, Ngô vương Tôn Quyền cầm quân lên phía bắc chinh phạt nhà Ngụy, cử Lục Tốn (183 – 245) và Gia Cát Cẩn công phá Tương Dương (Tương Phàn tỉnh Hồ Bắc bây giờ). Nguỵ Mình Đế Tào Tuấn biết đại quân của Tôn Quyền tới bèn đem quân chủ lực ra hết sức ra chống đỡ. Tôn Quyền tỏ ra hoang mang, vội vàng ra lệnh cho tướng lĩnh các cánh quân rút lui.
Hàn Biển là người thân tín của Lục Tốn cử đi trước lúc rút quân, đưa tình báo cho Tôn Quyền trên đường về, bị quân Nguy bắt được. Gia Cát Cẩn hết sức kinh hoàng, lập tức viết ngay một bức thư, cử người tâm phúc giỏi giang, đưa ngay đến trướng soái cho Lục Tốn. Nhận được thư của Gia Cát Cẩn, Lục Tốn mở ra đọc rất kỹ; ”Đại đế (Tôn Quyền) đã rút quân về, địch đã bắt được Hàn Biển. Tình hình quân sự của chúng ta ở đây thế nào, hẳn là phía Tào Nguỵ hiểu rõ như lòng bàn tay. Huống chi, nước sông bây giờ đã cạn, nếu đi đường thuỷ mà chậm trễ, thuyền sẽ khó đi, thế nên chúng ta cần mau chóng rút quân”.
Xem xong thư, Lục Tốn tủm tỉm cười, chậm rãi nói:
– Về nói với Gia Cát đại nhân của các người, rằng ta đã biết cả rồi. Nói xong tự mình đi ra khỏi trướng quân. Người đưa thư cảm thấy lạ lùng, quay lại nhìn, thấy Lục Tốn như không có gì xảy ra, đôn đốc quân sĩ, trồng rau tỉa đậu. Một lát sau, Lục Tốn lại cho triệu tập rất đông tướng lĩnh, rồi đánh cờ, vui chơi với họ, vừa đánh cờ vừa tán chuyện phiếm:
– Lúc nữa, chúng ta sẽ lên núi săn bắn, kiếm mấy con lợn rừng, về làm món nhắm, uống với nhau mấy chén cho vui.
Người đưa thư quả thật không hiểu ra sao, về đến nơi, đem hết những gì tai nghe mắt thấy với Gia Cát Cẩn.
Trầm ngâm một lát, Gia Cát Cẩn nói:
Đọc thêm: Không thành kế của Gia Cát Lượng
– Lục Tốn là người túc trí đa mưu, ông ấy làm thế hẳn là có ý gì đấy, chúng ta khỏi phải lo nghĩ tốn công làm gì. Tuy nói vậy, nhưng Gia Cát Cẩn vẫn không thấy yên tâm, thân chinh đến gặp Lục Tốn.
Lục Tốn cười ha hả:
– Tôi đoán người thế nào cũng quá bộ đến đây. Quân địch đã biết đại vương của chúng ta mang quân rút lui, thì không còn gì lo ngại nữa, nhất định chúng sẽ dốc toàn bộ quân lực ra đối phó với chúng ta. Kẻ địch lại đang chiếm đóng hết những chỗ hiểm yếu, quan quân của chúng ta quân tâm vốn đã bị dao động, nếu như hơi để lộ ý định rút lui ra, địch sẽ cho rằng chúng ta sợ hãi, ắt sẽ mang quân đánh ta, thế có phải chúng ta rước vạ vào không? Chúng ta cần phải bình tĩnh vững vàng để yên lòng quân.
Gia Cát Cẩn đã vỡ lẽ, ngay lúc đó giao hẹn với Lục Tốn đặt ra mưu kế là muốn rút thì phải đánh.
– Hôm ấy, tướng lĩnh chỉ huy đội thuyền được thay bằng Gia Cát Cẩn. Lục Tốn thì thân chinh đem toàn bộ binh mã, xông thẳng tới thành Tương Dương là nơi quân Tào Ngụy đang chiếm giữ, người hô ngựa hý, vây chặt lấy thành Tương Dương, làm ra vẻ như đang muốn đánh thành. Quân Tào Ngụy lúc thường vốn rất sợ Lục Tốn giờ lại thấy kẻ đối thủ đáng gờm này cầm quân đánh thành, lại càng sợ xo lại, co cụm ở trong thành, án binh bất động. Giữa thời điểm mấu chốt ấy lên mặt sông có hàng trăm con thuyền xông lên, Gia Cát Cẩn cầm kiếm chỉ huy đoàn thuyền đến tiếp ứng. Lục Tốn phất lá cờ lệnh, cả đoàn người ngựa bình tĩnh sắp thành đội hình, rất có thanh thế. Quân Nguỵ thấy thế trận tấn công liên quân thuỷ bộ như vậy, sợ hết hồn vía. Quân đội của Lục Tốn đi đánh đuổi đoàn thuyền. Quân Nguỵ sợ mắc mưu Lục Tốn, lần lữa không dám ra đuổi theo, đại quân của Lục Tốn rút lui hoàn toàn thuận lợi.