Huyện lệnh không biết xử ra sao, đành phải báo lên trên. Sau đó, khi thứ sử Dương Châu Lý Sùng hay tin này, nói một cách nhẹ nhàng…
Vào giữa những năm Diên Xương đời Tuyên Vũ Đế thời Bắc Ngụy (năm 512 – 516) ở vùng nông thôn huyện Thợ Xuân (huyện Thọ tỉnh An Huy bây giờ) có một nông dân tên là Tuân Thái, có đứa con trai lên ba tuổi thì gặp năm loạn lạc, mất con ở dọc đường.
– Mấy năm liền không biết con ở đâu, hai vợ chồng đêm ngày sầu tủi. Về sau, trong một dịp tình cờ, Tuân Thái vào thành đi chợ mua sắm đồ dùng, nhìn thấy con mình đang ở trong nhà của Triệu Phụng Bá là người cùng huyện, bèn trình việc này lên phủ huyện, mong quan phủ xử để người ta trả con lại cho mình.
Huyện lệnh sai người cho đòi Tuân Thái và Triệu Phụng Bá đến cửa quan để xét hỏi. Đến nơi, hai người này đều nhận thằng bé là con mình và đều tìm hàng xóm láng giềng của mình ra làm chứng. Huyện lệnh không biết xử ra sao, đành phải báo lên trên.
Sau đó, khi thứ sử Dương Châu Lý Sùng hay tin này, nói một cách nhẹ nhàng:
– Chuyện vặt thế này, làm rõ ra thật dễ ợt!
Ông bắt hai nhà họ Tuân với họ Triệu và đứa trẻ sống riêng ra không được đi lại với nhau.
Đọc thêm: Lý Sùng dùng mưu để phá án
– Vài tháng sau, có một hôm, quan phủ sai người lần lượt đưa thư đến cho hai nhà họ Tuân và họ Triệu nói: ”Đứa trẻ bị bệnh nặng, không chữa được, đã chết rồi. Thứ sử có lệnh, nhà các người có thể cho người đến thăm viếng và mang tiền đi chi phí ma chay”.
Nghe thấy tin chẳng lành ấy, Tuân Thái rống lên khóc lóc thảm thiết, đau đớn vật vã, còn Triệu Phụng Bá thì chỉ than thở mấy câu, ngoài ra chẳng có biểu hiện gì là đau đớn. Lý Sùng nghe bọn nha dịch kể lại tình hình của hai nhà kia, lập tức phán xử đem đứa trẻ nhỏ cho nhà Tuân Thái, đồng thời truy xét tội lừa đảo nhận con người khác của Triệu Phụng Bá.
– Triệu Phụng Bá khai nhận rằng:
Con trai tôi chẳng may lâm bệnh chết ngay từ khi còn bé. Tôi tuổi đã già, muốn có chỗ nương tựa về sau, nên mới mạo nhận con của người khác như thế!