Lý Tú Tài viết sớ

Từ xưa đến nay, muối ăn vẫn là thứ quan trọng quan hệ đến quốc kế dân sinh, buôn bán muối là con đường làm giàu của các thương nhân, người kinh doanh muối rất đúng. Nghe nói vào đời Thanh đã từng qui định muối ăn của Giang Nam không được vận chuyển đến bán ở Giang Bắc. Cũng thế, muối của Giang Bắc không được chuyển đến bán ở Giang Nam để tránh rắc rối.

Ấy thế mà, sự rắc rối của việc buôn bán muối vẫn liên tục xảy ra. Có một năm, muối ở Giang Nam thất thu, tri phủ Hoàng Châu liền bí mật cho thương muối đến Giang Bắc vận chuyển muối. Không ngờ bị đối phương chặn đứng trên sông Trường Giang, bọn thương muối vội đem sự việc này báo cáo lên phủ Hàng Châu. Phủ Hàng Châu liền gửi công văn triều đình, xin đối phương thông cảm nới tay. Nhưng bên kia không chịu tha thứ, nói muối ăn Nam, Bắc phân ra bán là qui ước được lập ra từ triều trước, ai cũng không được vi phạm. Tri phủ Hàng Châu vì việc này mà ăn không ngon ngủ không yên.

Trong nha phủ có một viên quan họ Lý, người Thiệu Hưng, xuất thân là tú tài, tài học xuất chúng, lại rất thanh cao tự phụ, bình thường ông không thích quan tâm đến chuyện không liên quan đến mình, nhưng một khi đã can thiệp vào thì phải làm cho thoả đáng. Tri huyện Hàng Châu liền bàn bạc với Lý tú tài xem, nên giải quyết việc buôn muối rắc rối này như thế nào.

Lý tú tài thẳng thắn nói:

Also Read: Lệ Thư giả quỷ doạ tên dâm đãng

– Muốn giải quyết chuyện này nhất định phải bản lĩnh tày trời, phá bỏ qui ước được lập từ trước. Nhưng xoá bỏ qui định này không phải là dễ. Triều đình chuẩn tấu, đương nhiên là phải có lợi cho dân. Vạn nhất có sự trách cứ thì không thể coi thường, trong đó sự mạo hiểm rất lớn, không biết đại nhân có gánh vác được không?

Tri phủ Hàng Châu nói:

– Xin tha thứ cho dân là bổn phận của ta, chỉ cần có lý, có lợi, dù có mạo hiểm mấy đi nữa, ta cũng nguyện đảm nhiệm.

Lý tú tài phát huy tài năng ”đao bút” của phụ tá Thiệu Hưng, lập tức thay tri phủ viết một tờ sớ. Lời lẽ trong sớ rất khẳng khái, phân tích sự bất hợp lý của việc phân biệt buôn bán muối ở Nam, Bắc, nhấn mạnh tính tất yếu của việc xoá bỏ qui ước cũ. Nói đâu ra đấy, có bài có bản, có lý có lẽ. Trong đó câu chủ đạo là: ”Liệt quốc phân tranh còn phải di dân di lương thực; Đại Thanh nhất thống, sao còn phân Giang Bắc, Giang Nam.”

Ý nghĩa câu nói này là nước Đại Thanh thống nhất lẽ nào lại không bằng các nước phản tranh? Tại sao lại tự đề ra qui ước để tự bó buộc tay chân?

Tờ sớ được tri phủ Hàng Châu dâng lên triều đình. Hoàng Đế xem thấy lời văn rất có lý lẽ, cảm thấy mình nên làm một vị quân chủ của một Đại Thanh thống nhất, liền phê chuẩn sớ giang cho bộ Hộ. Thượng thư bộ Hộ không dám chậm trễ, lại thấy trong sớ chữ chữ đều có lý, câu câu có tình liền hạ lệnh xoá bỏ qui định cũ. Từ đó muối ăn có thể được vận chuyển qua lại giữa nam và bắc, việc rắc rối này đương nhiên cũng được giải quyết rành rọt đâu ra đấy.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận