Mạnh Kha dùng trí can ngăn Tề Tuyên Vương

Tề Tuyên Vương thời Chiến Quốc một lòng muốn xưng bá với thiên hạ. Một hôm, ông hỏi Mạnh Kha (năm 372- 289 TCN) là triết gia Nho giáo Trung Quốc.

– Người như ta thế này có thể thống nhất thiên hạ được không?

Mạnh Tử thấy hiện nay cuộc sống của nhân dân rất khốn khổ, nên phải phê bình cho Tề Tuyên Vương một trận. Nhưng Tề Tuyên Vương là một ông vua thích nghe lời phỉnh mình, nếu nói ông không yêu quý dân chúng, chắc chắn sẽ bị ông tống cổ ra khỏi vương cung, vì vậy Mạnh Tử điềm nhiên nói:

– Trước khi trả lời câu hỏi này của đại vương, thần muốn hỏi đại vương một chuyện trước, có được không?

– Chuyện gì đó – Tề Vương hiếu kỳ hỏi:

– Thần nghe nói, có một lần mới đúc xong một quả chuông, chuẩn bị giết trâu để tế chuông, vì đại vương thấy con trâu đẹp đẽ như thế, nó vô tội mà bị giết nên cảm thấy không nỡ, kết quả đã không giết con trâu đó, có phải có chuyện này không?

Tề Tuyên Vương nghĩ, Mạnh lão phu tử này vẫn còn nhớ đến việc thiện đó của mình, trong lòng tất nhiên rất vui vẻ vội đáp rằng;

– Có! Có chuyện đó đó.

Mạnh Tử nói:

– Tâu đại vương, đó chính là lòng trắc ẩn đấy! Dựa vào tấm lòng lương thiện đó, đại vương có thể thực hành vương đạo, thống nhất thiện hạ!

Tề Tuyên Vương càng vui hơn:

– Đúng, khanh nói tiếp đi.

Mạnh Tử lại nói:

– Vấn đề là đại vương có chịu làm hay không mà thôi. Ví dụ có người nói: ”Tôi sức có thể nhấc đồ vật nặng nghìn cân, nhưng lại không nhấc nổi một sợi lông; mắt có thể nhìn rõ lông tơ nhưng lại không nhìn thấy củi, kê chất đầy xe”. Đại vương có tin lời nói này là thật không?

Tề Tuyên Vương không cầm được tiếng cười, nói:

– Chà! Làm sao ta có thể tin lời nói đó được?

Mạnh Tử cũng cười nói:

– Thế mà đúng đấy! Cho nên nếu có người nói, đại vương có thể đối đãi với trâu bằng lòng tất nhưng lại không dùng lòng tất đó yêu quý dân chúng, điều này cũng không làm người ta tin được. Nó giống hệt như không chịu nhấc một sợi lông và không nhìn thấy một xe củi, kê. Hiện giờ, dân chúng sở dĩ phải lưu lạc khắp nơi không thể an cư lạc nghiệp được là vì đại vương xưa nay không hề quan tâm chứ không phải vấn đề có thể làm hay không thể làm được. Cho nên thần nói, đại vương có thể thi hành vương đạo, có thể thống nhất thiên hạ. Vấn  đề là đại vương không làm, không phải là không thể.

Mạnh Tử dùng lời nịnh nọt làm nền để phê bình, khiến cho nó cùng giúp đỡ bổ sung cho nhau, trọn vẹn thành một khối. Trong không khí này, Tề Tuyên Vương đã không thể sinh ác cảm với Mạnh Tử, thế là ông vui vẻ tiếp thu lời phê bình.

Mạnh Tử một lòng muốn nói về chủ trương thi hành nhân nghĩa với Tề Tuyên Vương, nhưng ông biết Tề Tuyên Vương yêu thích âm nhạc, yêu thích võ dũng, yêu thích của cải, yêu thích nữ sắc, trong phút chốc không thể tiếp nhận chủ trương của ông được, đối với Tề Tuyên Vương chỉ có thể theo xu thế phát triển của sự vật mà dẫn dắt.

Một hôm, Mạnh Tử vào yết kiến Tề Tuyên Vương, hỏi:

– Đại vương từng bảo với Trang Bạo rằng đại vương yêu thích âm nhạc, có chuyện này không?

Tề Tuyên Vương ngượng ngùng thừa nhận:

– Đúng thế, ta có nói, ta không thích âm nhạc cổ đại, chỉ thích nhạc khúc lưu hành nói chung mà thôi.

Mạnh Tử nói:

Chỉ cần đại vương vô cùng yêu âm nhạc là nước Tề sẽ trở nên rất tuyệt vời. Bất luận âm nhạc lưu hành hiện nay hay là âm nhạc cổ đại đều như nhau cả.

Tề Tuyên Vương thấy không phải Mạnh Tử đến phê bình mình mà là đến thảo luận về âm nhạc mà mình yêu thích thì rất phấn khởi, liền nói:

– Khanh có thể giảng đạo lý này cho ta nghe được không?

Mạnh Tử nói:

– Muốn nghe đạo lý này, thần phải hỏi đại vương một vấn đề trước:

Một người một mình thưởng thức thú vui âm nhạc, cùng người khác thưởng thức âm nhạc cũng vui vẻ, xét cho cùng thì kiểu nào vui vẻ hơn?

Tề Tuyên Vương buột miệng nói:

– Tất nhiên cùng thưởng thức với người khác thì vui hơn.

– Thế thì, cùng một số ít người cùng thưởng thức âm nhạc thì vui, cùng nhiều người thưởng thức âm nhạc cũng vui, nhưng xét cho cùng loại nào vui hơn? – Mạnh Tử từng bước đi sâu vào.

Tề Tuyên Vương hoàn toàn tiếp nhận ám thị tâm lý của Mạnh Tử:

– Đương nhiên là cùng nghe với nhiều người sẽ vui hơn.

– Thế thì xin cho phép thần nói với đại vương về đạo lý của âm nhạc và vui chơi – Mạnh Tử thấy thời cơ đã chín muồi liền khéo léo đưa đẩy – Giả sử quốc vương tấu nhạc ở đây dân chúng nghe thấy chuông rung trống gõ, sáo kêu địch tấu, đều cảm thấy đau đầu, mặt mày nhăn nhó bàn tán xôn xao: ”Quốc vương chúng ta yêu thích âm nhạc thế nay, vui chơi thế này, nhưng tại sao chúng ta lại khổ sở đến mức này?”. Cái này không còn nguyên nhân nào khác, đó chính là vì quốc vương chỉ mưu cầu vui vẻ bản thân mà không vui vẻ cùng dân chúng.

Tề Tuyên Vương không khỏi kinh ngạc, còn chưa kịp mở miệng nói gì thì Mạnh Tử đã lại tiếp tục hùng biện:

– Giả sử quốc vương tấu nhạc ở đây, dân chúng nghe thấy tiếng chuông, tiếng trống, tiếng sáo, tiếng đàn, họ đều mặt mày hớn hở bảo nhau: ”Quốc vương của chúng ta có lẽ rất mạnh khoẻ, nếu không, làm sao có thể tấu nhạc vui vẻ như thế được?”. Điều này cũng không có nguyên nhân nào khác, chỉ là bởi vì quốc vương vui chơi cùng dân chúng mà thôi. Do đó thần có được một đạo lý thế này: Nếu quốc vương có thể vui chơi cùng dân chúng thì có thể làm cho thiên hạ quy phục.

Những lời nói của Mạnh Tử khiến Tề Tuyên Vương tâm phục khẩu phục.

Có lần, Tề Tuyên Vương hỏi Mạnh Tử:

– Xin hỏi tiên sinh, quan hệ với nước lân cận, có nguyên tắc và phương pháp gì?

Mạnh Tử đáp:

– Có đấy chỉ người có lòng nhân ái mới có thể dùng tư cách nước lớn để khuất phục nước nhỏ, chỉ có người thông minh mới có thể lấy tư cách nước nhỏ khuất phục nước lớn. Lấy tư cách nước lớn khuất phục nước nhỏ là người đến đâu cũng vui vẻ. Người đến đâu cũng vui vẻ có thể an định được thiên hạ, người cẩn thận e dè có thể giữ vững quốc gia của mình.

Tề Tuyên Vương nói:

– Lời tiên sinh rất có lý. Có điều, ta có một tật, ta yêu thích võ dũng, e rằng không thể khuất phục được nước khác.

Mạnh Tử nói:

– Thế thì đại vương đừng yêu thích tiểu dũng.

Tề Tuyên Vương hỏi:

Tiểu dũng là cái gì?

Đọc thêm: Lý Mục giả vờ nhát gan mê hoặc hung nô

Mạnh Tử đáp:

– Có một loại người, chỉ có tay ấn đao kiếm trợn mắt nói: ”Hắn làm sao mà dám chống lại ta!”, đó là dũng của bỉ phu, chỉ có thể địch được một người, mong rằng đại vương có thể mở rộng các tiểu dũng này mở rộng đến mức đại dũng như Văn Vương và Võ Vương.

Tề Tuyên Vương hỏi:

– Xin tiên sinh hãy nói về đại dũng của văn Vương và Võ Vương.

Mạnh Tử nói:

– Trong ”Thi kinh – Đại nhã – Hoàng hĩ” nói:”Vua ta bỗng nhiên nổi giận chỉnh đốn quân đội tiến lên phía trước, ngăn cản quân địch xâm lược nước Lư, tăng cường uy tín của nước Chu để báo đáp sự trông mong của các nước đối với nước Chu”. Đó chính là dũng của Chu Văn Vương. Văn Vương tức giận liền khiến cho dân chúng trong thiên hạ được bình an.

Mạnh Tử ngừng một chút rồi lại nói:

– Trong ”Thư kinh” nói: ”Trời giáng sinh có con người nói chung và cũng giáng sinh ra vua và sư phụ cho họ. Trách nhiệm duy nhất của vị sư phụ là giúp đỡ ông trời để yêu quý nhân dân. Vì vậy, bốn phương rộng lớn, kẻ có tội và kẻ vô tội đều do ta phụ trách, thế thì dưới gầm trời này còn ai dám vượt quá bổn phận của mình để làm xằng, làm bậy?”. Đương thời có một vua Trụ hoành hành ngang ngược trong thiên hạ, khiến cho dân oán sục sôi, Chu Võ Vương bèn cho rằng đó là điều kỳ sỉ đại nhục. Đó chính là dũng của Võ Vương, Võ Vương cũng vì tức giận mà khiến cho thiên hạ được yên định. Nay đại vương nếu cũng tức giận mà làm cho dân chúng trong thiên hạ được yên định thì dân chúng thiên hạ sẽ chỉ lo đại vương người không thích dũng võ thôi. Tề Tuyên Vương vui vẻ cười.

Một lần, có người đề nghị Tề Tuyên Vương phá bỏ sân phơi, Tề Tuyên Vương liền thỉnh giáo Mạnh Tử:

– Tiên sinh, ngài bảo có nên phá bỏ sân phơi không?

Mạnh Tử đáp:

Sân phơi là cung điện của kẻ làm vua có đạo đức mà thống nhất được thiên hạ. Nếu đại vương muốn thực hành vương chính thì đừng có phá huỷ nó.

Tề Tuyên Vương hỏi:

– Ngài có thể nói thực hành vương chính như thế nào được không?

Mạnh Tử đáp:

Trước kia Chu Văn Vương trị vì nước Chu, về thuế suất của nông dân, chính phần chỉ thu một; đối với người làm quan thì cho hưởng bổng lộc cha truyền con nối; tại cửa khẩu và chợ búa chỉ kiểm tra không thu thuế, không cấm cản bất cứ người nào đánh bắt cá ở sông hồ ao rạch; chỉ thi hành hình phạt với tội phạm chứ không liên luỵ đến vợ con anh ta; đối với người goá chồng, goá vợ và người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, Chu Văn Vương khi thực hành vương chính đã nghĩ đến họ đầu tiên. Trong “Thi kinh – Tiểu nhã – Chính nguyệt” nói: ”Người có tiền của thì có thể sống được, đáng thương thay cho những kẻ cô đơn không nơi nương tựa”.

Tề Tuyên Vương vỗ tay khen rằng:

Lời nói này hay lắm!

Mạnh Tử hỏi:

– Đại vương đã cho rằng lời này hay, thế tại sao không thực hành nó đi?

Tề Tuyên Vương đáp:

Ta có một cái tật là yêu thích tiền của, thực hành vương chính e rằng có khó khăn.

Mạnh Tử nói:

– Trước kia, Công Lưu cũng yêu thích tiền của. Trong ”Thi kinh –  Đại Nhã – Công Lưu” có viết: ”Lương thực rất nhiều, ngoài đầy cối, trong chật kho; còn bó bọc lương khô, chất đầy rương, chất chật túi. Nhân dân đoàn kết, uy nước được phát huy, tên lên dây, cung giương cao, những vũ khí khác cũng góp mặt, rầm rộ tiến lên”. Do đó người ở lại nhà có lúa trữ, người hành quân có lương khô, như thế mới có thể soái lĩnh quân đội tiến lên. Nếu đại vương yêu thích tiền của, có cùng đi một con đường với chúng dân thì đối với việc thực hành vương chính thống nhất thiên hạ còn có khó khăn gì?

Tề Tuyên Vương ngượng nghịu nói,

– Ta còn có một tật nữa, ta yêu thích phụ nữ, thực hành vương chính sợ có khó khăn chăng?

Mạnh Tử đáp:

– Xưa kia Thái Vương cũng yêu thích phụ nữ, vô cùng yêu quý phi tử của người. Trong thiên Đại nhã của Kinh Thi cũng có viết: ”Cổ công đàn phụ thanh tảo tiện bão trước mã, duyên trước bận địa tây biên tất thuỷ hà ngạn lai đáo kỳ sơn chi hạ. Hoàn đối lĩnh trước tha đích thê tử Khương thị nữ, đô lai giá lý thị sát trú xứ”. Vào lúc này, thiên hạ không có một trinh nữ già nào không tìm được chồng, cũng không có đàn ông độc thân nào không tìm được vợ. Nếu đại vương yêu thích phụ nữ, có thể cùng đi một đường với chúng dân thì đối với việc thực hành vương chính thống nhất thiên hạ còn có khó khăn gì?

Tề Tuyên Vương không thể nói gì được nữa.

Một lần, Tề Tuyên Vương xuất binh đánh chiếm nước Yên.

Tề Tuyên Vương nói với Mạnh Tử:

– Có một số người khuyên ta không nên thôn tính nước Yên, một số người khuyên ta nên thôn tính. Ta nghĩ: lấy một nước lớn có hàng vạn chiến xa đi đánh một nước lớn tương đương với nó mà chỉ cần khoảng thời gian năm mươi ngày đã chiếm lĩnh được, chỉ dựa vào sức người thôi sao? E rằng là ý trời đó. Nếu ta không thôn tính nó, ông trời sẽ cho rằng chúng ta vi phạm ý chỉ của ông, do đó sẽ giáng tội xuống chúng ta. Thôn tính nó, tiên sinh thấy ta làm có đúng không?

Mạnh Tử đáp:

– Nếu thôn tính nó, dân chúng nước Yên rất vui mừng thì hãy thôn tính nó, dân chúng nước Yên không vui mừng thì không nên thôn tính nó. Lấy nước Tề, một nước lớn có hàng vạn chiến xa thế này để công đánh nước Yên cũng có hàng vạn chiến xa dân chúng nước Yên lại phải dùng sọt tre đựng cơm nắm dùng bình đựng rượu để hoan nghênh quân đội của đại vương chẳng lẽ sẽ có ý tứ khác sao? Chỉ có điều là họ muốn trốn chạy khỏi cuộc sống khổ sở nước sôi lửa bỏng đó. Nếu tai nạn của họ càng sâu sắc thêm thì đó chỉ là kẻ thống trị từ Yên chuyển sang Tề mà thôi.

Ít lâu sau, có mấy nước bàn luận việc cứu Yên. Tề Tuyên Vương khiêm tốn thỉnh giáo Mảnh Tử về đối sách.

Mạnh Tử đáp:

Thần nghe nói rằng, có người dựa vào lãnh thổ ngang dọc đều bảy mươi dặm của nước mình để thống nhất thiên hạ. Đó chính là Thương Thang, nhưng chưa hề nghe nói người có lãnh thổ đất nước ngang dọc mỗi bên một nghìn dặm mà sợ hãi nước khác. Trong ”Thượng thư” có nói ”Thương Thang chinh phạt, bắt đầu từ nước Cát”. Người thiên hạ đều tin tưởng ông, mọi người trông chờ vào ông, giống như nắng hạn mong mưa rào. Sự chinh phạt của Thương Thang không có một chút gì quấy nhiễu dân chúng, người buôn bán qua lại như thường, người trồng trọt ra ruộng như thường. Thương Thang chỉ giết những quốc vương bạo ngược, dùng để an ủi những người dân bị tàn hại. Sự có mặt của họ giống như việc trời đổ xuống một cơn mưa kịp thời, dân chúng vô cùng vui sướng. Giống như ”Thương Thư” đã nói thế này: ”Chờ đợi vua của chúng ta, người đến rồi, chúng ta cũng sống lại rồi!”.

Mạnh Tử nói đến đây, đôi mày bỗng nhiên cau tít lại:

Vua Yên tàn bạo tuy bị đại vương đánh bại nhưng đại vương đã làm được những gì cho nhân dân nước Yên đã nhiệt liệt hoan nghênh đại vương? Đại vương giết chết phụ huynh của họ, bắt đệ tử của họ làm tù binh, huỷ hoại tôn miếu từ đường của họ, cướp đi đồ quý báu của họ, điều này sao có thể được? Các nước trong thiên hạ vốn sợ hãi nước Tề lớn mạnh, nay đất đai của nước Tề lại mở rộng gấp đôi, mà còn bạo ngược vô đạo, điều này tất nhiên sẽ kêu gọi các nước liên hợp lại để thảo phạt đại vương. Thần cho rằng đại vương nên mau chóng ban bố mệnh lệnh, thả những tù binh già trẻ về, đình chỉ việc vận chuyển đồ báu của nước Yên về, lại bàn bạc với người nước Yên lập một vị vua Yên mới, sau đó đại vương từ nước Yên lui về nước Tề. Nếu như thế mới có thể khiến các nước chấm dứt việc liên hợp hưng binh đối phó với đại vương.

5/5 - (12 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận