Ngô Hựu ngăn cha chép kinh sách

Thời Đông Hán có một danh sĩ tên là Ngô Hựu, ngay từ lúc còn nhỏ đã biết quan sát việc đời, lại rất thông lịch sử, đối với chốn quan trường lừa bịp kèn cựa nhau cũng có những hiểu biết rất sâu sắc, thường còn bày mưu đặt kế cho cha mình đang làm quan khiến ông nhiều phen thoát được tai hoạ.

– Có một năm, Ngô Khôi là cha của Ngô Hựu phụng chỉ đi làm thái thú ở quận Nam Hải. Ngô Hựu lúc ấy mới mười hai tuổi cũng cùng đi theo cha.

Sau khi nhậm chức ít lâu, Ngô Khôi cho rằng mình trị vì Nam Hải đã có ít nhiều công trạng, nên muốn vừa ghi vào sách vở, vừa muốn sao chép kinh sách. Ngô Hựu thấy vậy, liền vội vàng ngăn lại:

– Thưa cha! Chớ nên làm thế!

Ngô Khôi thấy vậy rất bực mình, dằn giọng quát:

– Mày biết cái gì?

Ngô Hựu ung dung hỏi lại

– Thưa cha, người đã chẳng quản đường sá xa xôi, không nề hà gian khổ, vượt năm đỉnh núi cao ở Việt Thành, Đô Bàng, Manh Giải Kỵ Điền, Đại Dữu, đến mảnh đất hoang vu man muội giáp Nam Hải này, cha có nghĩ đến mối quan hệ thiệt hơn thế nào không?

Thấy con trai mình nói năng khác người, lời lẽ chắc nịch, Ngô Khôi dịu giọng lại? kinh ngạc hỏi:

– Con nói thế có nghĩa là thế nào?

Ngô Hựu giải thích:

– Theo con quan sát và điều tra, dân chúng quận Nam Hải rất ít được học hành, phong tục hủ lậu, tình người hiểm ác đây là một nơi rất khó cai trị. Triều đình không phải tin tưởng cha trong một thời gian ngắn đã có công trạng trong việc trị vì xã hội, mà là đang hoài nghi có phải rằng cha đã tham ô rất nhiều của cải ở đó không, những nhân vật quyền quý không hề muốn ca ngợi công trạng cai trị của cha, mà ngày đêm chỉ những mong sao cha có thể tiến công cho họ những châu báu hiếm hoi trên đời, bởi ở đây chính là nơi vốn sản sinh nhiều vàng bạc và đá quý.

Also Read: Lý Quảng vờ chết thoát hiểm

Ngô Khôi cảm thấy con mình có lý, bên nói:

– Ừ thì cha có thể không ghi chép công trạng nữa, nhưng cha chép kinh thì thử hỏi có can hệ gì nào?

Ngô Hựu lại cười bảo:

– Can hệ lớn lắm chứ ạ, nếu như xử lý không tốt, rất có thể gây hoạ đấy ạ!

Ngô Khôi nói:

– Con toàn nói những chuyện vu khoát.

Ngô Hựu nói:

– Thưa cha! Cứ coi như chép được một lượt lục kinh, thì cha thử tính xem phải mấy cỗ xe ngựa mới xếp hết ạ?

Ngô Khối nói:

– Nếu chép vào thẻ tre thì chỉ cần hai xe thôi chứ mấy.

Ngô Hựu lại cười nói:

Vâng, hai cỗ xe ngựa chê chở kinh đô, người ta sẽ nhìn nhận sự việc này như thế nào ạ?

Ngô Khôi lạ lùng vặn lại:

– Hai xe kinh sách chứ gì nữa!

Ngô Hựu nghiêm nghi nói:

– E rằng sẽ không đơn giản như thế đâu cha ạ! Ngày xưa tướng quân Mã Viện chở một xe quả ý dĩ (dược ngọc mễ) ở miền Nam về, ý định ban đầu là mang về làm giống để gieo trồng rộng rãi ở miền Bắc, không ngờ bị người khác lầm tưởng rằng đó là châu báu. Đến khi chết rồi, ông ta còn bị người ta vạch vòi ra, phải hàm oan không biện bạch được với ai. Vương Dương bình sinh rất thích ngồi xe ngựa tốt, mặc quần áo sang trọng đi khoe khoang khắp nơi, kết quả gây nên sự đố ky cho người khác, đến mức nhao nhao lên bảo ràng ông ta đã vơ vét được rất nhiều vàng bạc, khiến ông có miệng mà không sao cãi nổi. Những chuyện gây cho người khác mối hoài nghi, ganh ghét và có cớ để hãm hại như thế này, các vị tiên hiền thời xưa cũng phải luôn luôn đề phòng đấy ạ!

Ngô Khôi lúc này mới chợt bừng tỉnh ra và lập tức huỷ bỏ ý định chép kinh sách. Ông xoa đầu con trai và nói:

– Hay lắm! Thế là họ Ngô chúng ta cũng đã xuất hiện một người hiền như Quý Trác khiêm nhường khoát đạt thời xưa rồi!

Mưu lược

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận