Người lái thuyền vớt thú đá dưới đáy sông

Phía nam Thương Châu có một ngôi chùa cổ ở gần sông, do nhiều năm không được tu sửa nên sau một trận mưa bão đã bị đổ sập, hai con thú bằng đá trước chùa cũng bị lăn xuống sông. Rất nhiều năm sau, các hoà thượng ở chùa đi khắp bốn phương quyên tiền để xây dựng lại chùa lớn.

Ngôi chùa cuối cùng cũng đã xây dựng xong nhưng lúc đó lại không mời được thợ đá giỏi để làm lại thú đá ở cổng chùa, các hoà thượng liền treo thưởng mời người vớt hai con thú đá trước kia bị rơi xuống sông lên. Nhưng những lái thuyền đã mò mẫm mấy ngày mà bóng dáng chúng vẫn không thấy đâu. Mọi người đều lắc đầu, nói rằng:

– Hai con thú đá bằng đá này chắc chắn đã bị cuốn xuống hạ lưu rồi.

Thế là mấy chàng thanh niên trai tráng khoẻ mạnh lại mò suốt mười mấy dặm nữa, hàng chục ngày trời mà chẳng vớt được một mẩu đá nào. Họ đã có chút nản lòng nhưng vẫn thắc mắc: thú đá vừa to vừa nặng, rõ ràng là đã rơi xuống đáy sông, không thể nào mọc thêm cánh mà bay lên mặt nước được.

Vào lúc mọi người đang hoài nghi không đứt, một học giả địa phương danh cao đức cả nói:

– Ồ, các anh thật là đồ ngốc! Thú đá vừa cao vừa to như thế phải nặng biết bao! Làm sao có thể bị nước cuốn trôi xuống hạ lưu được? Đá thì cứng rắn nặng nề còn bùn cát dưới đáy sông lại nhẹ tơi, thú đá chỉ có thể chìm xuống dưới bùn, chắc chắn càng chìm càng sâu, vùi ở chỗ cực sâu dưới đáy sông rồi.

Also Read: Mễ Phất xem tranh xử án

Đúng quá!

Mọi người lúc này mới bừng tỉnh, thế là lái xuống thuyền vào đến khúc sông gần ngôi chùa kia. Có người còn buộc thanh sắt nhọn vào đầu cây sào tre dài, cứ sục xuống đáy sông mà chọc mà ngoáy:.. Thế nhưng bận rộn cả nửa tháng trời vẫn chẳng thu được gì.

Lúc đó có một ông lái thuyền già đi qua nơi này nghe nói đến chuyện vớt thú đá, cười mà nói:

Tại sao các người không chịu suy xét thấu đáo? Thú đá không trôi xuống hạ lưu mà cũng chẳng nằm yên ở nơi bị rơi xuống, phải ngược lên thượng lưu mà tìm. Tại sao ư? Bởi vì đá là thứ vững chắc nặng nề, cát sông là thứ tơi xốp nhẹ nổi, thú đá chìm xuống đáy sông, dòng chảy nhẹ không thể xê dịch được nó nhưng dòng chảy xiết không ngừng thúc đẩy sẽ dần dần đào rỗng những bùn cát ngăn chặn nó ở phía dưới thú đá, dòng chảy càng mạnh, lỗ hổng kia càng lớn, cho đến khi nó lớn đến mức làm cho thú đá mất đi trọng tâm, tất nhiên sẽ lộn nhào trong lỗ hổng. Dòng chảy xiết lại không ngừng tấn công vào lỗ hổng, thú đá lại lộn nhào, cứ thế vận động liên tục, có phải là thú đá dần dần đã trôi ngược dòng không? Các người không lên thượng lưu mà tìm chúng, cứ xuống hạ lưu mò mẫm, chẳng phải là định một đằng làm chằng một nẻo hay sao?

Mọi người theo sự chỉ dẫn của ông già lái thuyền, chèo ngược thuyền lên thượng lưu mấy dặm, quả nhiên đã vớt được hai con thú đá kia lên.

Mưu lược

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết này hữu ích không?
YesNo
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận