Những câu chuyện thú vị về thời niên thiếu của Từ Vị

Nhà văn học, thư hoạ đời Minh Từ Vị ( 1521- 1593), tự Văn Trường người Sơn Dương (nay là huyện Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang), còn lưu lại trong dân gian rất nhiều những câu chuyện về mưu trí của ông.

Một buổi sáng, chú bé Từ Trường Văn chưa đầy mười tuổi đi học ở trường tư thục. Khi đi gần đến cây cầu ngoài thôn, từ xa chú đã nhìn thấy ở đầu cầu có rất nhiều người đang vây quanh, lại nghe thấy dưới sông có tiếng cãi nhau ầm ĩ liền nhanh bước tiến về phía cây cầu.

– Chú chen vào đám người, chui ra đứng phía đầu cầu, tiếng cãi nhau rõ mồn một:

Thuyền ở đằng trước kia mau nhường đường cho chúng tôi qua với chứ.

– Tôi không qua được gầm cầu.

Đồ ngu, quẳng mấy bó rơm đi.

– Chuyển nó lên bờ, qua được cầu rồi lại chất lên thuyền, như thế thật là mất thời gian.

Ai bảo ông chở cho lắm vào? Ông biết tiếc thời gian của ông, thế không biết tiếc thời gian của người khác à?

– Lời qua tiếng lại, những câu chửi tục cũng đã xuất hiện, càng chửi càng thấy khó nghe.

Từ Văn Trường thấy con thuyền nhỏ chắn đường này chở đầy rơm rạ, cao hơn gầm cầu khoảng nửa thước, con thuyền chắn ngang không qua nổi cầu. Những con thuyền to như ở đằng sau đành phải xếp hàng rồng rắn, những người lái thuyền lớn giọng trách cứ, chửi mắng không ngừng.

– Những người đứng xem trên bờ thấy cứ giằng co mãi thế này cũng chẳng giải quyết được gì. Mấy thanh niên tốt bụng liền hăng hái nhảy xuống dưới, nói với chủ nhân chiếc thuyền chở rơm:

Chà, ông không phải sợ phiền hà đâu. Chúng tôi sẽ giúp ông chuyển rơm lên bờ.

– Chủ thuyền cũng không dám ương ngạnh nữa. đành phải đồng ý chuyển lên bờ, Thế nhưng khi chủ thuyền vừa quẳng hai bó rơm cho những thanh niên ở trên bờ, Từ Văn Trường hô lớn:

Also Read: Khâu Mông khuất phục hổ vương gia

Không cần chuyển, không cần chuyển, tôi có cách rồi. Tát nước vào trong khoang thuyền, thuyền nặng sẽ chìm xuống một chút, đỉnh đống rơm sẽ thấp hơn gầm cầu đấy.

– Mọi người đều đồng thanh nói: ”Hay quá, hay quá! ”.

Chủ nhân chiếc thuyền rơm làm theo cách của Từ Trường Văn, quả nhiên đi qua cầu một cách nhanh chóng, thuận lợi. Chướng ngại vật đã mất, một đoàn thuyền lớn nhỏ ngoằn ngoèo chui qua gầm cầu.

– Lại có một hôm, bác của Từ Văn Trường đổ đầy nước vào hai cái thùng gỗ nhỏ, sau đó dẫn Từ Văn Trường cùng một đám trẻ con đến một cái cầu tre vừa thấp vừa nhỏ, nói với bọn chúng:

Đứa nào xách được hai thùng nước này qua cầu, ta sẽ tặng cho một túi quà.

– Miệng ông nói với bọn trẻ nhưng mắt lại nhìn Từ Văn Trường. Từ Văn Trường đã rõ, nói là đố cả bọn, nhưng thật ra là làm khó mình đây. Bởi vì cây cầu tre này thân cầu rất mềm, cứ nhún nha nhún nhảy, lại ở gần mặt nước, một người đi lên thân cầu đã oằn xuống chạm mặt nước. Nếu phải xách thêm thùng nước đi qua cầu, sẽ chìm xuống nước mất.

Một lúc lâu, thấy vẫn không có ai lên tiếng, Từ Trường Văn nói:

– Thế thì để cháu thử xem.

Nói đoạn, chú cởi giày ra, lấy hai đoạn dây buộc cái thùng nhỏ lại, đặt nó lên mặt nước bên cạnh cây cầu tre rồi bước lên cầu, kéo cái thùng theo, chẳng tốn tí sức lực nào đã qua được cầu.

– Bọn trẻ hò la cổ vũ. Ông bác cũng phải ngầm kêu lên một tiếng: “Tốt”, trong óc bỗng lại nảy ra một ý liền nói:

Văn Trường à, ta thưởng cho cháu đây. Nào đến mà lấy túi quà này đi.

– Từ Văn Trường nhìn nhìn, chỉ thấy ông bác treo túi quà đó trên đỉnh của một cây sào tre dài liền cười hì hì chạy đến.

Khoan! – Ông bác kêu lên – Cháu muốn lấy quà thì phải tuân thủ hai điều kiện sau: thứ nhất, không được đặt sào tre nằm xuống; thứ hai, không được kê ghế cao lên mà lấy.

– Bọn trẻ nhỏ xì xào:

Ông bác cố tình làm khó dễ rồi.

– Đôi mắt tròn xoe của Từ Văn Trường liếc qua liếc lại, chú cười nói:

Cháu nhất định tuân theo điều kiện của bác.

– Nói đoạn chú nhấc cái sào tre lên, đem đến bên một giếng nước rồi từ từ thả xuống giếng. Khi đỉnh cây sào ngang thân chú, chú liền vươn tay nhấc túi quà kia ra.

– Giỏi!

Các bạn nhỏ và ông bác của Từ Văn Trường ai nấy đều hết lời ca ngợi em.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận