Ông Già Hàn giải thích họ trăm nhà

Ở bên cạnh một hiệu đóng giầy, một đám người đang vây quanh một vị tiên sinh, nghe ông ta giảng về “ngôn tất tín, hành bất quả” của Khổng Tử. Ông già nghe một lát rồi hỏi người thợ làm giầy:

– Chà, sư phụ, cái vị tiên sinh này là ai? Giảng hay thật đấy.

Người thợ da đáp nhỏ:

– Dạy học đấy, họ Triệu. Bác đừng nghe ông ta khua môi múa mép, nghe thì hay đấy nhưng mà làm lại không được như thế đâu. Ông ta sửa giày ở đây mấy lần nhưng chẳng lần nào trả tiền cho cháu cả.

Ông già Hàn ghét nhất hạng người chỉ biết nói không chịu làm. Đợi vị tiên sinh kia giảng xong một đoạn, ông hỏi:

– Tiên sinh, tôi xin thỉnh giáo một điều: “Triệu, Tiền, Tôn, Lý Chu, Ngô Trịnh Vương giải thích thế nào?

Vị tiên sinh nói:

– Ông thật là kẻ ngu dốt, đến họ của trăm nhà ”Triệu, Tiền, Tôn, Lý, Chu, Ngô, Trịnh, Vương” mà cũng không hiểu. Đó chẳng phải là Triệu của họ Triệu, Tiền của họ Tiền, Tôn của họ Tôn, Lý của họ Lý, Chu của họ Chu, Ngô của họ Ngô, Trịnh của họ Trịnh, Vương của họ Vương sao?

Ông Hàn nói:

Also Read: Nhiếp Sỹ Thành nhờ hạc dẫn đường

– Tiên sinh, tôi lại giải thích khác với ngài. Tôi xin giải thích từ dưới lên, mà ngài chú ý mà nghe. Vương là vương của Vương bá đạo, Trịnh là chính của bất chính đáng (trong tiếng Hán, chữ ”Trịnh” và chữ “Chính” đọc giống nhau), Ngô là vô của giở trò vô lại (chữ ”Ngô” và chữ ”Vô” đọc giống nhau), Chu là sáo điều bừa bãi (chữ ”Sáo” và chữ “Chu” trong tiếng Hán đọc giống nhau). Lý là lý của không giảng đạo lý, Tôn là tôn của giả tôn tử, Tiền là tiền của nợ tiền giày, Triệu là triệu của Triệu tiên sinh. Nối lại với nhau là: “Vương bá đạo, bất chính linh, xọa vô lại, hạt hồ chú, bất giảng lý, trang tôn tử, khiếm hài tiền, Triệu tiên sinh.”

(Vương bá đạo, bất chính đáng, trò vô lại, nói bừa bãi, không có lý, giả tôn tử, nợ tiền giày, Triệu tiên sinh)

Vị tiên sinh tức giận:

– Ông nói cái gì đấy? Mau cút đi cho ta.

Ông già Hàn cười nói:

– Tiên sinh, ngài đừng có nóng, cũng đừng sốt ruột, tôi còn muốn nói nữa. Ngài giảng về ngôn tất tín hành tất quả, cũng không hoàn toàn đúng. Ngôn tất tín, hành tất quả, nghĩa là nói là làm, phải nói được làm được, nhưng mà ngài thì sao? Ngài sửa giày chỗ anh thợ da kia mấy lần, tại sao không trả tiền cho người ta?

– Cái này… – Triệu tiên sinh cứng lưỡi lại, nhưng rất nhanh ông ta lại chữa lời – Tôi cũng không nói là không trả, tôi nói là đợi khi nào anh ta cần tiền tiêu, tôi sẽ đưa cả cho anh ta.

– Hiện nay con trai lớn của tôi muốn lấy vợ, đang đợi đủ tiền, bây giờ ông trả luôn cho tôi đi.

Người thợ giày đứng lên chen vào. Vị tiên sinh đành phải đem tiền trả lại cho anh ta.

Ngôn tất tín, hành bất quả: (言必信, 行必果 ) Lời nói phải được tin, hành động phải có kết quả, nói phải suy nghĩ cân nhắc, hành động phải kiên quyết

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận