Phí Ích Trai xử án thông qua bức tranh chữ

Phí Ích Trai là một vị quan thanh liêm nổi tiếng của thời Đạo Quang triều Thanh. Sau khi nhận chức quan châu ở châu Nghĩa Ninh, tỉnh Giang Tây, ông thường ra đường quan sát dân tình.

– Một lần, Phí Ích Trai theo lời mời của một thân sĩ đến chơi nhà ông ta. Vị thân sĩ này tên là Bào Phát. Dinh phủ của ông ta rộng rãi, bày biện đẹp đẽ, trong phòng treo đầy các bức tranh chữ quý hiếm. Nhưng Bào Phát ăn nói thô lỗ, cử chỉ rất thô kệch không tương xứng với thân phận của ông ta.

Phí Ích Trai bất giác ngầm sinh nghi. Khi ông ăn cơm xong đang tản bộ trong vườn hoa, thì gặp một thiếu phụ ăn vận rất lộng lẫy, ông liền chủ động tiến đến thi lễ:

– Phu nhân chắc là bà chủ của dinh thự này?

Thiếu phụ vội vàng đáp lễ:

– Phí đại nhân làm quan thanh liêm, tiểu nữ đã nghe danh từ lâu.

Nói đoạn nước mắt rưng rưng, muốn nói gì đó nhưng lại thôi.

Phí Ích Trai thấy thiếu phụ dáng vẻ nhã nhặn, cử chỉ thanh lịch, khác xa với cử chỉ và ăn nói của Bào Phát. Lại thấy bà ta dường như có điều gì muốn giấu liền hỏi:

– Phu nhân chắc có điều gì bí mật muốn nói với hạ quan?

Thiếu phụ im lặng một lát rồi vẫn giấu diếm:

– Không, tiểu nữ thất lễ, xin được cáo lui.

Nói rồi nước mắt lưng tròng, vội vàng bước đi.

Việc này khiến Phí Ích Trai càng thêm sinh nghi. Trở về phòng khách, ông chỉ những bức tranh chữ treo trên tường khen ngợi:

Also Read: Phí Huyện Lệnh xử vụ án mạng không đầu

– Trong phủ có nhiều đồ quý hiếm như thế này, việc cất giữ thật cũng không dễ.

Ông muốn dò hỏi lai lịch của những bức tranh chữ này. Bào Phát dương dương tự đắc nói:

– Có tiền thì việc gì mà không làm được?

Phí Ích Trai liền hỏi thẳng:

– Đôi câu đối treo trên tường kia rất tao nhã, không biết người viết câu đối đó có quan hệ thế nào với các hạ?

Bào Phát nghe hơi có vẻ biến sắc, trả lời qua loa:

– Tiểu dân có tiền, người nịnh nọt bợ đỡ rất nhiều, làm sao nhớ được đôi câu đối đó do ai tặng.

Phí Ích Trai càng hỏi sát hơn:

– Con dấu đóng trên bức tranh có tên có họ, không biết có quan hệ thế nào với ngài?

Bào Phát vẫn trả lời chiếu lệ như cũ:

Tối chỉ biết tiêu tiền, có quan hệ mua bán với những người đó thôi.

– Thế thì, tiêu hết bao nhiêu tiền?

Thật ra, Bào Phát không hề biết những bức tranh đó đáng giá bao nhiều tiền thuận tay chỉ vào bức tranh viết chữ thảo, nói bừa một cái giá:

– Bức tranh chữ này, tôi mua mất một nghìn lạng bạc.

Thực tế đó là bút tích cuồng thảo thực của hoà thượng Hoài Tố triều Đường, giá thị trường là trên vạn lạng bạc trắng.

– Phí Ích Trai dần dần phán đoán ra lai lịch bất chính của những bức tranh chữ này của Bào Phát.

Trở về nha môn, Phí Ích Trai sai nha dịch bắt Bào Phát đến thẩm vấn, đồng thời đem kiệu đến đón vợ Bào Phát đến nha môn. Phí Ích Trai nhẹ nhàng khuyên nhủ để vợ Bào Phát nói ra sự thực. Vợ Bào phát thấy quan châu nghiêm minh như thế, liền vừa khóc vừa kể lể sự thật.

– Nguyên là mười tám năm trước, một viên quan nguyên quán ở Quảng Đông cáo lão về quê. Trên đường đi qua hồ Bà, Dương bang gặp một bọn cướp. Cả gia đình đều bị giết chỉ trừ cô gái vị thành niên, tài sản mà viên quan mang theo cũng bị cướp đi.

Do bọn cướp ẩn hiện bất thường ở hồ nên quan địa phương tuy nhiều lần trinh sát vẫn không có kết quả, nên vụ án đã gác lại mười tám năm.

– Ai ngờ, ông Bào Phát tên tuổi lừng lẫy ở Châu Nghĩa Ninh, tỉnh Giang Tây lại là tên cướp cầm đầu trong vụ án đó. Vợ hắn chính là người con gái viên quan bị bắt đi năm đó. Những bức tranh chữ kia là do viên quan đã sưu tập trân trọng gìn giữ cả đời.

Đầy đủ nhân chứng, vật chứng, thông qua thẩm vấn, Bào Phát không thể chối cãi đành phải nhận hết tội.

Mưu lược

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận