Triều Thanh, ở Chuẩn An, Giang Tô có anh hàng vải rong là Hồ Lương, một lần đi buôn bán xa cùng người hàng xóm là Cổ Quang. Sau hai tháng ra đi, Hồ Lương trở về một mình. Lại qua một tháng nữa, Cổ Quang vẫn không thấy về. Vợ Cổ Quang sốt ruột, Hồ Lương an ủi cho chị ta yên tâm:
– Có khi lại làm một chuyến hàng lớn nên mới chậm trễ Cổ Quang sắp về rồi đó thôi.
Vợ Cổ Quang là người phụ nữ sắc sảo, cho rằng Hồ Lương có tật giật mình, nghi anh ta giết người cướp của. Nhưng khổ nỗi, không có chứng cứ, từ đó lúc nào cũng chú ý nhất cử nhất động của Hồ Lương. Giữa tháng sáu, vợ Cổ Quang thấy nhà Hồ Lương phơi áo bông, chạy vội sang xem. Bất giác sửng ra, có cái áo ngắn cưỡi ngựa chính là áo chồng mình. Bởi vì chiếc áo này mất một khuy, lúc sắp đi do vội vàng, trong tay không có chỉ đen nên dùng chỉ xanh đính vào. Lúc này đã rõ rồi, Cổ Quang đích xác đã bị Hồ Lương hại chết.
– Vợ Cổ Quang kêu khóc ầm ĩ đi cáo quan.
Hồ Lương bị dẫn đến công đường, quan huyện quát:
– Ngươi xem nhẹ phép nước, không nể tình xóm giềng, thấy tiền là sáng mắt, tham của giết người. Hãy khai hết sự thật với bản quan mau.
Nói xong ném chiếc áo ngắn làm vật chứng xuống.
– Hồ Lương kinh ngạc, vội vàng giải thích:
Tôi và Cổ Quang đều có cái áo cưỡi ngựa giống nhau, trước lúc chia tay cùng ở một quán trọ, mặc nhầm là chuyện thường xảy ra.
– Quan huyện quát:
Ngươi thật thân lừa ưa nặng, nói nhẹ không nghe, người đâu, chuẩn bị đại hình.
– Hồ Lương bị đánh tám mươi gậy, rách da nát thịt, đau đớn khôn tả.
Also Read: Thẩm Củng Sơn trị bốn tên thanh niên càn quấy
Quan huyện lại hỏi:
-Hồ Lương, ngươi có chịu nhận tội không?
Hồ Lương vẫn thanh minh:
– Quan lớn, tôi bị oan uổng.
Quan huyện gật mạnh đầu, nói:
– Được, không nhận, lại đánh tám mươi gậy nữa.
Hồ Lương nghe thế, sợ tái mặt, anh ta nào dám chịu đựng nỗi đau đớn một lần nữa đành phải nhận tội. Như thế, Hồ Lương bị xử tội chết, đợi hết thu sẽ đem đi chém.
– Vợ Hồ Lương đi các nơi kêu oan, tìm đến Thẩm Củng Sơn, người chuyên xoá bỏ sự bất bình cho dân chúng. Thẩm Củng Sơn liền viết cho chị ta một tờ đơn kiện rằng: ”Mạng người liên quan đến thời, chẳng lẽ chỉ dựa vào một sợi chỉ nhỏ mà kết án được hay sao? Chồng tôi còn, chồng người không còn, chém đầu chồng tôi bồi thường mạng chồng người. Nếu chồng người còn, ai trả đầu cho chồng tôi? Xin được hoãn lại hai, ba năm, chồng người không về hãy khai đao?” Quan huyện thấy câu câu có lý, chữ chữ có tình, hỏi ra mới biết Thẩm Củng Sơn tiếng tăm lừng lẫy viết, đành phải hoãn lại ba năm sau mới thi hành án.
Một năm rưỡi sau, Cổ Quang trở về. Hoá ra sau khi chia tay Hồ Lương anh ta đi bán vải ở trọ tại một quán trợ nhỏ của một quả phụ. Hai người mắt liếc đong đưa, một người có sắc, một người có tiền đã kết hợp với nhau, thân thiết vô cùng. Qua một thời gian, họ hàng người quả phụ doạ báo quan, anh ta đành phải trốn về nhà. Thế là vụ án đã rõ ràng. Quan huyện cho thả Hồ Lương ra, phạt Cổ Quang một trăm gậy, lại bắt anh ta phải bồi thường toàn bộ mọi tổn thất cho Hồ Lương.
Thân lừa ưa nặng: Ví người ương bướng, ngang ngạnh một cách ngốc nghếch, phải để người ta có biện pháp mạnh mới chịu phục tùng, nghe theo.