Khi Tiêu Tước Dần còn làm tri huyện ở huyện Túc Thiên (đời Thanh thuộc phủ Từ Châu, tỉnh Giang Tô), có một người tên là Vương Khánh Sinh, bố anh ta và một người họ hàng tên là Vương Đỉnh Hoà, người có cửa hàng bán thực phẩm có mối quan hệ rất tốt. Khi bố qua đời, mọi phí tổn về việc làm đám tang Vương Khánh Sinh đều vay của Vương Đỉnh Hoà, tổng cộng khoảng mấy chục quan tiền đồng, mãi vẫn chưa trả được.
– Vương Khánh Sinh có một người chú là thầy kiện. Ông ta không những không bảo cháu thanh toán hết số nợ kia mà còn xúi giục mẹ còn anh ta làm giả một tờ văn tự trên viết Vương Đỉnh Hoà nợ sáu trăm quan, lãi mỗi tháng là chín quan, lấy tội danh là “Vương Đỉnh Hoà quỵt nợ đồng thời mưu đoạt tài sản của nhà Vương Khánh Sinh” để khiếu nại lên huyện phủ.
Vương Đỉnh Hoà trình bày tại công đường rằng:
– Tôi xưa nay chưa bao giờ nợ nần gì Vương Khánh Sinh, ngược lại, Khánh Sinh còn vay của tôi mấy chục quan, trong sổ nợ của tôi còn ghi rõ rành rành đây này.
Vương Khánh Sinh phản bác lại:
– Vương Đỉnh Hoà nói linh tinh đấy, sổ nợ của ông ta là sổ giả, còn văn tự ông ta vay của nhà tôi sáu trăm quan là giấy trắng mực đen đây này, không chối cãi được đâu.
Nguyên cáo và bị cáo cứ tranh cãi mãi như thế, vụ kiện này kéo dài đã mười sáu năm, các quan huyện giải quyết cũng đã qua mười ba đời, chưa một ai có thể kết thúc được vụ án.
– Sau khi Tiêu Tước Dần nhận chức, bọn họ lại đến kiện. Tiêu công cầm hồ sơ lên xem, thấy tài liệu điều tra xét xử vụ án này đã xếp thành một chồng dầy, ông rất muốn sớm kết thúc vụ án này nhưng khổ nỗi là không tìm được chứng cứ cụ thể. Ông nghiên cứu, quan sát tỉ mỉ tờ văn tự, chỉ thấy bên trên có đóng con dấu của Vương Đỉnh Hoà, ghi chép mấy dòng chữ như sau: “Ngày… tháng”… vay sáu trăm quan tiền, mỗi tháng lãi chín quan, sau này sẽ trả dần từng tháng. Xem ngược xem xuôi mà vẫn không tìm ra dấu vết gì. Lật mãi, xem mãi, Tiêu cũng thấy hình lõm trên con dấu đã đóng rất mờ, nhìn không rõ chữ in, trong lòng đã bắt đầu nghi ngờ. Ông lại chăm chú quan sát tiếp thì phát hiện ra trang đầu tiên tức trang bìa của văn tự rất khác trang kia, trang này vừa cứng vừa dầy. Ông vừa uống trà vừa nát óc suy nghĩ, trong lúc không để ý đã làm đổ nước trà làm ướt trang bìa quan sát trang bìa giây lát bỗng hiện ra dấu vết bị dán lại. Ông dùng tay nhẹ nhàng bóc ra, bên trong thấy ghi là: ”Mùng bảy tháng giêng nhập bốn lạng hải sản, tính tiền là hai trăm bốn mươi đồng”. Lúc này mới rõ: hoá ra tờ văn tự vay tiền này là dùng tờ giấy mua hàng dán vào để làm giả. Tiêu Công liền sai người đem quyển sổ nợ ghi chép trong nhiều năm của Vương Đỉnh Hoà rà soát một lượt, phát hiện thấy được một cái tên là Liêu Kiến Đức có ghi chép về việc nhập sản như trên liền hỏi:
– Liêu Kiến Đức là người nào?
Tả Hữu đáp:
– Là thư lại của huyện này.
Tiêu Công liền dính tờ văn tự lại như cũ rồi tuyên bố hôm nay cho truyền gọi tất cả những đương sự đến, đồng thời cho đòi Liêu Kiến Đức vào công đường đợi lệnh. Tiêu Tước Dần nói:
Also Read: Tiểu Thái Giám mưu trí mở hòm báu
– Vụ án này đã kéo dài mười mấy năm, bây giờ đã đến hồi kết thúc rồi.
Dân chúng trong huyện nghe tin liền lũ lướt kéo đến nghe ngóng.
– Tiêu Công thăng đường, đem tờ văn tự giả của Vương Khánh Sinh ra hỏi Vương Đỉnh Hoà:
Đây là văn tự của ngươi hả?
– Giấy tờ thì đích xác là của bản hiệu, nhưng số tiền ghi bên trong là giả.
Tiêu Công lại hỏi mẹ con Vương Khánh Sinh:
– Có phải cái văn tự này không?
Văn tự mà chúng tôi trình lên có đóng dấu, đúng là cái này, không sai.
– Tiêu Công nói:
Theo văn tự, Vương Đỉnh Hoà nợ của các ngươi rất nhiều tiền, cộng cả vốn lẫn lãi là số tiền không nhỏ, các người có thể bớt cho ông ta một chút được không?
– Vương Khánh Sinh nói:
Theo chỉ thị của đại nhân, chúng tôi bớt cho chỗ lãi, không cần ông ấy trả.
– Tiêu Công nói:
Chỗ vốn là sáu trăm quan, bớt cho ông ta ba trăm quan có được không?
– Không
Hay để ông ấy trả bốn trăm quan?
– Không. Chúng tôi cho ông ta chỗ lãi đã là một khoản lớn rồi, chỗ vốn sáu trăm quan phải trả không thiếu một xu.
Vương Đỉnh Hoà nghe cuộc đối thoại mặc cả giữa Tiêu tri huyện và Vương Khánh Sinh, vừa tức vừa giận. Những người đi xem xung quanh cũng ngầm bàn tán rằng quan huyện lẩm cẩm.
– Bỗng nhiên Tiêu Tước Dần đập bàn tức giận quát vào mặt Vương Khánh Sinh:
Khá khen cho tên vô lại, lòng dạ đen tối. Ngươi ăn cắp giấy tờ mua bán hàng của Liêu Kiến Đức, dán vào làm giả văn tự vay tiền của Vương Đỉnh Hoà, đã không chịu nhận tội mà còn đòi ta xử bắt ông ta phải hoàn trả 600 quan tiền vốn giả mạo cho ngươi, đó chẳng phải là lừa đảo và trộm cắp sao?
– Lập tức sai người bóc lớp dán trên tờ văn tự ra cho anh ta xem rồi lại quay sang hỏi Liêu Kiến Đức về tờ giấy này, Liêu Kiến Đức đáp:
Rõ ràng đây là tờ giấy mua hàng của tôi bị mất cắp. Vương Khánh Sinh phút chốc biến sắc mặt, đành phải ngoan ngoãn nhận tội. Tiêu tri huyện sai sai nha đánh cho hắn một trận. Sau đó cưỡng bức hắn đúng thời hạn giao trả mấy chục quan tiền làm tang lễ cho Vương Đỉnh Hoà.
– Sau khi vụ án kết thúc. Vương Đỉnh Hoà quỳ xuống dập đầu tạ ơn rối rít, dân chúng ai cũng ca tụng Tiêu Tước Dần đoán việc xử án như thần, họ nói:
Nhận ra giấy mua bán hàng còn có thể cho là dễ, làm sao mà Tiêu đại nhân còn biết rõ người mất tờ giấy đó là Liêu Kiến Đức.
– Ngụy Tức Viên, người ghi chép vụ án trên đã cảm khái nói:
Tiêu tri huyện cẩn thận, thận trọng cho nên mới phát hiện ra được chỗ sơ hở như thế chứ.