Ở huyện Hoành Sơn, tỉnh Hồ Nam có hai anh em nhà kia vì tranh chấp ruộng đất mà cãi nhau mãi không dứt.
Người anh nói:
– Chỗ ruộng này là do cha để lại cho tao.
Người em nói:
– Anh ơi, sao mà anh độc bụng thế? Chỗ ruộng này rõ ràng là của tôi. Ruộng đất của anh, anh ăn tiêu phá tán hết rồi anh lại định âm mưu chiếm nốt của tôi hả?
Mày nói là của mày, thế bằng chứng đâu?
– Người em khóc lóc:
Anh cũng biết rõ là bằng chứng đã bị cháy mất trong khi cháy nhà lần trước mà còn cố tình hỏi tôi.
– Từ mồm mày nói là không có bằng chứng, ruộng đất làm sao mà của mày được?
Người em lại khóc, nói:
– Cha linh thiêng dưới suối vàng nhất định sẽ trừng phạt anh, phù hộ cho tôi.
Thế thì đến quan giải quyết.
– Cuối cùng hai anh em đều khiếu kiện lên quan huyện, chính thức kiện tụng lẫn nhau. Tri huyện tiến hành thẩm vấn một lượt, hai anh em đều nói bằng chứng đã bị cháy mất. Người em tiết lộ rằng điền sản của anh đã bị bán mất một phần, người anh tìm mọi cách chối cãi. Tri huyện nghe được thế đã rõ được mấy phần nhưng do còn thiếu bằng chứng nên khó mà kết án được. Ông cau mày suy nghĩ chợt nảy ra một ý liền gọi họ hàng và láng giềng của hai anh em đến hỏi:
Theo các ngươi, chỗ điền sản này đáng giá bao nhiều tiền?
– Đáp rằng:
Khoảng tám trăm quan.
– Ồ, nghe được đấy. Văn tự ruộng đất của hai anh em ngươi giữ đều bị cháy cả rồi, mọi ngươi đều nói không có bằng chứng, bảo ta làm sao mà quyết định được vụ án của các ngươi? Thế này nhé, định giá cho chỗ điền sản đó là một nghìn quan. Anh em ngươi mỗi người viết một tờ văn tự bán đất, ta sẽ tìm người mua cho các ngươi, sau khi bán xong, mỗi người được 500 quan, có được không?
Also Read: Trần Công biết anh mù trộm tiền
Còn chưa dứt lời, người anh đã gật đầu ngay:
– Được
Rồi vui vẻ cầm bút viết văn tự.
– Người em thấy sai nha đưa bút cho thì cứ đẩy ra không chịu nhận. Sai nha nhét bút vào tay anh ta, anh cầm lấy bút, mặt mũi thất sắc, nước mắt như mưa, kiên quyết không chịu hạ bút viết.
Tri huyện giục anh mau viết cho xong, anh ta trả lời:
– Di sản cha tôi để lại cho tôi, làm sao tôi nỡ lòng đem bán tống bán táng đi cho được? Như thế chẳng phải là tên ăn tàn phá hại sao?
Tri huyện liền cho gọi người anh đến trước mặt, cười nhạt nói:
– Điền sản của ngươi, tại sao ngươi không có chút xót xa nào, còn nhanh chóng viết văn tự bán đi.
Người anh cãi trơn tru:
– Vụ kiện đã kéo dài rất lâu, bỏ phí bao nhiêu thời gian mà cũng chưa kết thúc được, tôi nghĩ rằng đại nhân cho chia đều điền sản đem bán là tôi đã bị thiệt nhiều rồi, còn đòi hơn nữa cũng chẳng có.
Quan huyện tức giận mắng:
– Khá khen cho cái miệng nhọn điêu ngoa của ngươi! Theo như lời ngươi nói thì chỗ điền sản này đều là của ngươi, thế thì cha ngươi không để lại cho em ngươi chút gia sản nào sao? Em trai ngươi bị thiệt hay là được lợi?
Người anh ngây ra một lúc đang định biện bạch thì tri huyện đã phán rằng:
– Nhà mình cũng có ruộng đất mà còn muốn chiếm đoạt sản nghiệp của em, làm anh như ngươi thật có thể xem là thâm hiểm bậc nhất rồi đấy.
Liền phán xử giao điền sản cho người em.
– Người trong thôn đều nói cha của họ thật là thiêng, nhập vào người vị quan thanh liêm sáng suốt để phù hộ cho con trai thứ thật thà, trung thực.
Ăn tàn phá hại: Chỉ ăn và phá phách – Người vợ kêu ca người chồng ăn tàn phá hại.