Tư Mã Quang đập chum cứu người

Đời Bắc Tống có một danh nhân tên gọi Tư mã Quang (năm 1019 – 1086). Ông làm tể tướng hai đời vua, không chỉ là nhà chính trị rất nổi tiếng mà còn là một nhà sử học có những thành tựu xuất chúng. Ông đã biên soạn bộ sử lớn ”Tư trị thông giám” gồm 294 tập, là một di sản văn sử quý giá của Trung Quốc.

Tư Mã Quang từ nhỏ đã thông minh hơn người, học hành rất chăm chỉ. Ông đọc sách ”không biết đói khát nóng lạnh”, làm văn gần đạt tới, “quên ăn quên ngủ”, mới bảy tuổi đã có thể nói lại lời thầy giảng về ”Tả thị xuân thu truyện”, được mệnh danh là thần đồng.

Tư Mã Quang rất có tài trí, hàng nghìn năm sau vẫn lưu truyền câu chuyện Tư Mã Quang đập vỡ chum cứu người.

Đọc thêm: Từ Huyện Quan nhìn cách gấp vải phân biệt kẻ gian

– Một hôm, Tư Mã Quang và các bạn đang chơi trò ”trốn tìm” trong vườn hoa. Lúc đó có một chú bé nhảy vào trong một cái chum lớn để trốn các bạn. Đứa trẻ kia do tuổi còn nhỏ, ngây thơ không biết trong chum đựng đầy nước, vừa nhảy vào trong chum thì bị nước nhấn chìm, rối rít kêu cứu.

Những đứa trẻ đang chơi rất tưng bừng náo nhiệt thấy sự việc xảy ra đột ngột thì sợ hãi đứng đờ ra, chẳng biết làm gì để cứu bạn.

– Lúc này, chú bé Tư Mã Quang, vội vàng chạy ra sân vác một hòn đá lớn, phang mạnh vào đáy chum, chớp mắt đã đập vỡ một lỗ lớn, nước trong chum chảy ào ào ra ngoài, trong chum cạn nhẵn, đứa bé kia cuối cùng đã được cứu sống.

Tư trị thông giám (chữ Hán: 資治通鑒) là một cuốn biên niên sử quan trọng của Trung Quốc, với tổng cộng 294 thiên và khoảng 3 triệu chữ. Tác giả chính của cuốn sử này là Tư Mã Quang – nhà sử học thời Tống.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận