Trên Long án của Hán Tuyên Đế đang có một bức thư đặt sẵn từ trước, mở ra xem mới biết là thư của Từ Phúc từ Mậu Lăng gửi tới, trong thư nói: ”Thời gian họ Hoắc cầm quyền quá lâu rồi, con cháu của họ người nào cũng được phong hầu ngay cả hàng con rể nhà họ Hoắc cũng đều nắm binh quyền, thế lực của họ quả thật là quá lớn, đến ngay cả hoàng thượng họ cũng chẳng kiêng nể. Nếu hoàng thượng không dùng cách gì để ngăn chặn bớt thế lực của họ lại, e rằng họ Hoắc sẽ đi đến chỗ phản nghịch”.
– Hán Tuyên Đế tuy cũng có thành kiến với họ Hoắc, thế nhưng hoàng hậu lại là người họ Hoắc, thì làm thế nào mà ra tay được. Vả lại nhà họ Hoắc ăn lộc triều đình chắc cũng không đến nỗi ăn ở hai lòng mưu phản thoán đoạt ngôi vua. Nghĩ vậy, Tuyên Đế để thư sang một bên không nhòm ngó gì đến nữa.
Mấy hôm sau, lá thư khác của Từ Phúc lại được đặt lên đầu án của Tuyên Đế, một lần nữa nhắc nhở cần nêu cao cảnh giác với gia đình họ Hoắc. Hán Tuyên vương vẫn lại để thư ra một bên, không thèm ngó đến.
– Mấy tháng sau, Từ Thức lại dâng bức thư thứ ba, Tuyên Đế bắt đầu thấy khó chịu. Sau đó không đâu, họ Hoắc quả nhiên âm mưu đảo chính, cũng may có người kịp thời báo cho biết, nên cũng chưa gây nên tai hoạ gì. Hán Tuyên Đế nổi giận, nghiến răng nghiến lợi lệnh tiêu diệt cả nhà họ Hoắc rồi trọng thưởng cho người báo tin, nhưng riêng Từ Phúc ba lần dâng thư thì lại không được ban thưởng gì hết.
Also Read: Từ Đồng nói khéo giữ được cây
Có người tỏ ra bất bình trước việc triều đình đồi xử lạnh nhạt với Từ Phúc, dâng thư lên Tuyên Đế nói rằng: “Thần có được nghe một câu chuyện thế này: Có một người khách đến chơi nhà người khác, thấy ống khói nhà này thẳng tắp lên cao, cạnh đó lại đặt rất nhiều củi rác, bèn khuyên chủ nhà rằng, tình hình này rất dễ gây nên hoả hoạn, nên xây ống khói thành đường gấp khúc và nên dọn củi rác ra một chỗ khác xa hơn. Người chủ nhà nói ống khói đã xây như thế mấy năm rồi, tình hình vẫn thế, chưa hề xảy ra hoả hoạn bao giờ. Không lâu sau, nhà ấy bị cháy thật, nhưng người xung quanh đều đến để cứu chữa. Lửa được giập tắt, chủ nhà bèn mời nhưng người giúp chửa cháy đến nhà uống rượu, riêng người khách từng nhắc nhở chú ý đề phòng hoả hoạn kia lại không được mời tới dự. Về sau, được nhiều người phê bình nhắc nhở, người chủ nhà ấy mới cho mời người khác đó đến dự tiệc và ngồi vào bàn trên”.
– Đọc đến đây, Tuyên Đế cảm thấy người bị cháy nhà lại quên đi người khách đã nhắc mình như thế là không ổn. Sau đó ông lại đo tiếp: ”Từ Phúc ở Mậu Lâm ba lần dâng thư lên bệ hạ, chỉ ra rằng thế lực của họ Hoắc quá mạnh, nên đề phòng họ đi vào con đường lầm lỗ mưu phản triều đình. Nếu Hoàng thượng chấp nhận ý kiến của Từ Phúc, hạn chế bớt quyền lực của họ Hoắc, như thế thì họ Hoắc chẳng lấy đâu ra lực lượng mà mưu phản, và chính họ cũng không đến nỗi tự chuốc lấy hoạ diệt tộc, nhà nước cũng khỏi phải bỏ ra nhiều ruộng đất và quan hầu như thế để phong cho suốt lượt mọi người. Thế nhưng bệ hạ lại không ban thưởng Từ Phúc, thế thì có khác gì người chủ nhà bị cháy nhà mà lại không mời người nhắc nhở mình đề phòng đến uống rượu, thế là không công bằng.
– Và như vậy còn ai đám mạo hiểm để dâng thư lên bệ hạ nữa? Còn ai dám vạch ra cho bệ hạ biết những ẩn hoạ luôn luôn rình rập quanh bệ hạ nữa!”.
Tuyên Đế cảm thấy người dâng thư này đã nói rất hợp tình hợp lý liền cho vời Từ Phúc vào cung, ban thưởng rất hậu và thăng chức cho ông.