Tùy theo điều kiện, Tùy theo hoàn cảnh, Cơ động linh hoạt

Năm 221 trước Công nguyên, Tần thống nhất 6 nước. Quan luật trong cả nước được bãi bỏ, thương nghiệp ở các vùng trở nên sôi nổi. Sự thống nhất về chính trị đã làm cho kinh tế lưu thông từ biến pháp Thương Hưởng đến nay, nước Tần hình thành nên truyền thống “trọng nông, ghìm thương”, triều Tần sau khi thống nhất sẽ đối xử với thương nhân như thế nào?

Mời các bạn xem hai ví dụ dưới đây:

Đại thương nhân Ô Thị Lõa theo nghề buôn chuyến gia súc đã nhiều năm nay, ông ta bán hết bò dê có trong tay đổi lấy các báu vật quý hiếm. Sau đó ông ta đem những báu vật quý hiếm này tặng cho tù trưởng của các dân tộc du mục. Những vị tù trưởng này rất vui mừng, vàng bạc châu báu họ nhìn thấy rất ít mà đồ hiếm là đồ quý, còn bò dê ở chỗ họ muốn bao nhiêu là có bấy nhiêu. Để báo đáp, số bò dê mà các vị tù trưởng tặng cho Ô Thị Lõa nhiều gấp mười lần số bò dê ông ta có lúc ban đầu. Trong nháy mắt, số bò dê trong tay Ô Thị Lõa nhiều đến nỗi đếm không hết. Tần Thủy Hoàng đối đãi với ông ta như đối đãi với các bậc quân hầu. Mỗi lần lên triều, ông ta được đứng ngang hàng với các văn võ quần thần.

Ở vùng đất Ba Thục có một quả phụ tên gọi là Thanh. Chồng bà ta đã qua đời từ nhiều năm. Họ của bà ta là gì mọi người cũng không nhớ nữa, chỉ biết gọi là quả phụ Thanh đất Ba Thục. Tổ tiên của bà ta nhờ vào khai mỏ mà trở nên giàu có, đến đời bà, sản nghiệp của gia đình đã rất lớn, muốn cái gì có cái nấy. Đừng xem bà ta là phận nữ nhi, không những có thể giữ được nghề nghiệp của tổ tông mà còn dựa vào vốn liếng của mình giống như những bông tuyết lăn làm giàu thêm của cải cho gia đình. Tần Thủy Hoàng rất coi trọng công trạng của bà ta, xây riêng cho bà một tòa tháp đặt tên là “Người phụ nữ tiết hạnh” để biểu dương đức hạnh của người quả phụ này.

Also Read: Thống nhất đại nghiệp

Xem ra, Tần Thủy Hoàng trên phương diện này có quan điểm không giống với tổ tiên của mình. Ô Thị Lõa vốn là một người buôn gia súc, quả phụ Thanh đất Ba Thục là một phụ nữ nhưng lại được đối xử rất hậu như thế, danh tiếng khắp thiên hạ. Thế thì, nếu như cho rằng Tần Thủy Hoàng đều đối đãi như thế với tất cả các hào phú thì lại là một sự nhầm lẫn lớn.

Năm thứ 12 Tần Thủy Hoàng, một tờ cáo thị tuyên bố khắp thiên hạ: Triều đình hạ lệnh, 12 vạn nhà hào phú trong cả nước phải dời đến gần kinh đô Hàm Dương, cưỡng chế quản thúc, do quan phủ giám hộ. Trong số những người này, của cải nhiều hơn gấp nhiều lần Ô Thị Lõa và quả phụ Thanh đất Ba Thục không phải là ít.

Tại sao cùng là hào phú nhưng cảnh ngộ lại khác nhau một trời một vực như vậy? Nói thẳng ra chỉ vì Ô Thị Lõa, quả phụ Thanh đất Ba Thục là đại hào phú của nước Tần từ xưa, Tần Thủy Hoàng hy vọng dựa vào những người này để thúc đẩy thương nghiệp, lưu thông, phát triển. Còn những hào phú phải dời đến Hàm Dương để quản thúc là hào phú của 6 nước trước đây, nếu để mặc cho họ tự do làm ăn buôn bán thì rất có thể họ sẽ dựa vào của cải của mình câu kết với thế lực mưu phản chính trị. Đây là điều mà Tần Thủy Hoàng không muốn nhìn thấy.

Xem ra cùng là đối xử với các nhà hào phú nhưng chính sách không giống nhau. Tuy nhiên chính sách cũng chính là cách đối xử khác nhau, không có sự khác nhau thì cũng không có chính sách. Đây chính là tùy theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể mà thay đổi cho thích hợp, là cơ động linh hoạt. Trên phương diện chính trị cần phải làm như vậy. Trong thương trường hiện đại, tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể thay đổi cho thích hợp, cơ động linh hoạt kịp thời điều chỉnh chính sách kinh doanh, đây có thể nói là mưu trí và sách lược rất quan trọng.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận