Uông Huy Tổ xử vụ án ruộng đất

Thời còn làm quan ở Đạo Châu – Hồ Nam (nay là vùng Linh – Lục tỉnh Hồ Nam Uông Huy Tổ (đời Thanh), đã xử một vụ án như thế này:

– Huyện ngoài có nhà họ Trần kia sinh được một người con trai thì bị một người cùng châu tên là Khuông Thành nhận là con nuôi và đổi tên thành Khuông Học Lễ. Khuông Thành về sau lại sinh được một đứa con trai lấy tên là Khuông Học Nghĩa liền cho Khuông Học Lễ tám mẫu ruộng và cho về với gia đình họ Trần.

Nhiều năm trôi qua, Khuông Thành đã chết còn Khuông Học Nghĩa thì mắc bệnh nặng. Trong giờ phút hấp hối Khuông Học Nghĩa cho Khuông Học Lễ năm mẫu đất và phó thác việc hậu sự, hy vọng anh ta lo liệu giúp việc nhà trong ngoài cho con côi vợ già của mình.

– Khuông Học Nghĩa đã để lại hai trăm mẫu đất, lại thêm người vợ là Lý thị và con trai Khuông Thắng Thời làm ăn cần cù tiết kiệm nên qua mười bảy năm đã mua thêm được một trăm mẫu điền sản, lợi nhuận mỗi năm thu được ngày càng nhiều.

Một hôm có một người địa chủ đến xin chuộc lại điền sản, đúng lúc người quản gia Khuông Học Lễ vắng nhà. Lý thị bảo con trai là Không Thắng Thời lục tìm khế ước thì thấy rành rành ghi là Lý thị và Khuông Học Lễ cùng mua, các tờ ước khác cũng đều viết như thế cả. Lý thị cả kinh thất sắc. Sau khi Khuông Học Lễ về, Lý thị đem chuyện này chất vấn anh ta thì anh ta cứ nhất quyết là điền sản là mua chung nên điền tô cũng chia đều, điều này đã ghi chép rõ ràng trong sổ sách rồi …

– Lý thị vừa ngạc nhiên vừa uất ức liền đi trình quan huyện, quan huyện bác đơn không xử. Bà ta lại vác đơn lên cấp trên kiện đến huyện Linh Lục nhưng vẫn vì sổ sách, khế ước đều ghi chép rất rõ ràng rành mạch rồi cho nên cũng không được xét xử đến: Lý thị muôn phần đau khổ liền kiện thẳng lên đến Đạo Châu và được Uông Huy Tổ thụ lý xét xử.

Uông Huy Tổ cho rằng Khuông Học Lễ quản lý công việc gia đình cho Lý thị nên mọi việc buôn bán đều do tay anh ta làm. Trong khi đó Lý thị lại không biết chữ. Vậy thì không thể căn cứ hoàn toàn và những điều ghi chép trong sổ sách, khế ước được. Nhưng nếu xét xử mà không dùng sổ sách giấy tờ thì Khuông Học Lễ ắt không nghe. Làm thế nào đây? Suy xét kỹ một lượt xong Uông Huy Tổ cho gọi các đương sự và công đường để nghe phán quyết:

– Nay giấy trắng mực đen đã ghi chép rõ ràng, quả thực tất cả đều là mua chung.

Also Read: Uông Huy Tổ tách riêng thẩm vấn để tìm sự thật

Lý thị khóc lóc bi thương và thỉnh cầu quan lớn xét xử thật giả cho công minh nhưng Uông Huy Tổ không buồn nghe mà ra hiệu đuổi bà ta đi. Xong quan lại sang ca ngợi Khuông Học Lễ là người kinh doanh quản lý giỏi. Khuông Học Lễ cho rằng vụ án đến đây coi như là xong thì lấy làm vui mừng khôn xiết. Uông Huy Tổ liền cùng với Khuông Học Lễ vãn chuyện, ngài hỏi:

– Gia sản của ông được bao nhiêu?

Dạ con có mười ba mẫu ruộng, mỗi năm vị chi thu tô được ba mươi mốt thạch tính ra được mười sáu thạch gạo ạ. Hắn đáp.

– Thế nhà anh có bao nhiêu người? Quan tiếp.

Dạ thưa nhà con có con, nhà con với năm cháu ba gái hai trai ạ.

– Thế thu nhập trong nhà có khá không?

Con thì phải lo quản lý việc nhà thay cho bà Lý thị nên chỉ có mỗi thằng con cả nhà con là người chuyên lo việc đồng áng thôi ạ.

– Nhìn thế cũng đủ thấy nhà anh khó lòng mà đủ gạo ăn, thế sao mọi người lại đồn rằng nhà anh giàu lắm? – Quan hỏi ra chiều băn khoăn.

Nhà con quả thực có tiếng mà chả có miếng, gớm chúng con có những nỗi khổ không nói ra được hết ấy chứ ạ.

– Quan lớn đột nhiên đập bàn quát lớn làm kinh động cả công đường:

Tên này láo, vậy thì số tiền mà nhà ngươi dùng để mua điền sản chung với Lý thị chắc chắn là của đi lừa, của ăn cắp rồi.

– Nói xong quan lệnh cho tả hữu lật lại toàn bộ cáo trạng các vụ ăn cắp trước đó mà chưa xét xử ra và bảo:

Có một gia đình mất rất nhiều bạc, tên thủ phạm cũng họ Trần mà chưa tìm ra, có lẽ chính là nhà ngươi đây.

– Khuông Học Lễ vừa sợ vừa xấu hổ, cứ đập đầu như bổ củi:

Dạ bẩm con không ăn cắp ăn trộm ạ. Toàn bộ số điền sản đã mua là của một mình lý thị đấy ạ. Con vốn định đợi sau khí Lý thị qua đời thì tranh giành ruộng đất với con trai bà ta là Khuông Thắng Thời cho nên lúc viết giấy tờ thì khai thế. Nhưng thực ra con cũng không dám tham lam lừa lọc lấy xuất tô ruộng hàng năm đâu ạ.

– Quan liền sai người triệu Lý thị đến, an ủi bà ta một hồi xong liền đem toàn bộ giấy tờ khế ước của mạo có tên Khuông Học Lễ ở đó đốt đi đoạn xác nhận quyền sở hữu điền sản của Lý thị.

Lý thị vui mừng khôn tả liền cúi lạy tạ ân quan lớn và xin quan lớn đèn trời xét xử Khuông Học Lễ.

– Quan liền phán:

Phẩm hạnh của Khuông Học Lễ quả là có xấu xa nhưng chồng ngươi quả cũng khéo chọn người. Nếu không phó thác cho anh ta quản lý gia tài thì gia sản nhà ngươi không những không tăng lên mà còn kiệt quệ đi nữa kia. Nếu như hàng năm anh ta đều biển lận một nửa tô sản đi thì nay ngươi biết đâu mà đòi. Đó chẳng qua là do anh ta tham quá, định ruộng trên giấy tờ song không may sự việc bại lộ nên anh ta xôi hỏng bỏng không mất cả. Trời cao ghét sự lọc lừa, tham lam, dối trá nên đã trừng phạt anh ta rồi:

– Thế rồi Uông Huy Tổ cũng khoan thứ cho Khuông Học Lễ và cho phép anh ta được trở về nhà họ Trần.

Xôi hỏng bỏng không: dùng để chỉ việc không mang lại kết qủa như mong muốn cho người nào đó, thậm chí là chẳng thu lại được kết quả gì, sau khi đã tốn công sức, thời gian cho việc gì đó.

Mưu lược

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận