Vu Thành Long vì dân mà nói dối

Khang Hi hoàng đế rất thích đi du ngoạn. Một hôm, tại buổi chầu sớm, ông hỏi quần thần:

– Ta rất muốn rời kinh thành ra ngoài du ngoạn, các khanh giới thiệu cho ta, nơi nào đáng được đến thăm?

Vu Thành Long, tuần phủ Trực Lệ (1617 – 1684) đứng lên nói:

– Cố An đáng được bệ hạ du ngoạn đến.

Khang Hi lại hỏi:

– Cố An có danh lam thắng cảnh gì?

– Các kỳ quan cảnh đẹp của Cố An rất nhiều, vừa có hai Tây Hồ (tiền Tây Hồ, hậu Tây Hồ), vừa có ba công Thái Tử (Thái Tử vụ, ruộng Bắc công, ruộng Trung Công, ruộng Nam Công), còn có cả hai dải đai ngọc (sông Hờn, sông Đại Thanh) và đầu trâu mặt ngựa (Ngưu Đà, Mã Trang).

Khang Hi rất thích thú liền cùng Vu Thành Long đến Cố An.

– Bệ hạ thăm “hai dải đai ngọc” trước nhé?

Vu Thành Long vạch trước lộ trình cho Khang Hi.

– Được, ái khanh đi trước dẫn đường đi.

Khang Hi hết sức hưng phấn.

Họ chậm rãi đi trên bờ đê sông Hỗn, xuất hiện trước mặt đâu có phải cảnh đẹp ”đai ngọc”? Dòng sông cuộn lên những lớp sóng đục ngầu, gầm thét dữ tợn, bất kể lúc nào cũng có thể phá vỡ bờ đê, nhấn chìm thôn trang đồng ruộng hai bên bờ. Đê sông đã lâu năm không tu sửa, cao thấp lung tung, toàn đất bùn tơi xốp, lại có không ít lỗ hổng. Ruộng đất hai bên bờ thấp hơn nhiều so với mực nước sông Hỗn, đâu đâu cũng một cảnh tượng hoang lạnh.

Also Read: Vu Thành Long trên đường gặp người phụ nữ bị bệnh

– Ái khanh, đây chính là thắng cảnh của Cố An mà khanh cho ta xem đấy hả?

Khang Hi sầm mặt, bực tức trách móc Vu Thành Long, Vu Thành Long thấy hoàng đế nổi giận, vội quỳ ngay xuống nói:

– Cố nhân dạy: “Nghe cảnh không nhìn cảnh, nhìn cảnh càng chán chường”. Cái mà hôm nay chúng ta nhìn thấy chẳng phải là như thế sao? Bệ hạ là người thông minh chẳng lẽ lại không hiểu được nghĩa bóng của nó?

Khang Hi cúi đầu ngẫm nghĩ, phút chốc đã hiểu ra dụng ý của Vu Thành Long, không nhịn được bật cười lớn.

– Vu ái khanh lừa ta đến nơi đây, dụng tâm khá vất vả ta không trách tội khanh. Bây giờ, ta giao cho khanh phụ trách việc xử lý con sông Hỗn này, không biến nó thành con sông yên bình thì đừng vào kinh gặp ta.

Vu Thành Long không sợ bi phạm tội khi quân lừa Khang Hi đến Cố An chẳng phải là để được câu nói này của hoàng thượng sao?

Ông hết sức vui mừng, gật đầu lia lịa.

– Thần nhất định tuân theo mệnh lệnh của bệ hạ xử lý cho được con sông Hỗn. Thần xin được cảm tạ công ơn trời biển của bệ hạ đối với nhân dân Cố An…

Khang Hi cũng không du lãm ở Cố An nữa, trở về Bắc Kinh trước.

Vu Thành Long toàn tâm toàn ý lãnh đạo nhân dân địa phương chiến đấu với con sông Hỗn, đắp bằng con đường sông cũ, đào thêm đường mới, đắp cao đê lên, từ đó đã làm nhẹ được nạn úng lụt. Sông Hỗn cũng do một câu hỏi của Khang Hi Đổi tên thành sông Vĩnh Định, dùng cho đến tận bây giờ.

Mưu lược

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận