Lợi dụng cơ hội đánh vào điểm yếu của đối phương

Theo sự ghi chép trong bộ “Sử ký” của nhà sử học thời Tây Hán Tư Mã Thiên thì lúc Dị Nhân ở Hàm Đan, Lã Bất Vi đã từng tặng cho ông ta một mỹ nhân tuyệt thế đang mang thai. Sau khi Dị Nhân trở thành Tần Vương, vị mỹ nhân này cũng được phong làm hoàng hậu. Nàng sinh được một bé trai, đó chính là Tần Vương Doanh Chính tiếng tăm lẫy lừng sau này. Sau khi Tần thống nhất sáu nước, Doanh Chính lại trở thành một Tần Thủy Hoàng không ai sánh được.

Bất luận sự ghi chép trên có đáng tin cậy hay không nhưng việc Doanh Chính gọi Lã Bất Vi là “trọng phụ” lại là sự thật. “Trọng phụ” nghĩa là gì? Nói chung, “trọng phụ” chỉ đứng sau phụ thân, có nghĩa là “thúc phụ”. Nhưng thời Xuân Thu, Tề Hoàn Công cũng từng tôn Quản Trọng là “trọng phụ”, ở đây có nghĩa là “phụng sự như cha” vị đại thần mà đế vương tôn kính. Vậy “trọng phụ” nghĩa là gì? Có lẽ cả hai ý nghĩa trên đều có một chút.

Năm Doanh Chính 21 tuổi, Lã Bất Vi cho xuất bản cuốn “Lã Thị Xuân Thu” do tập thể các thực khách dưới quyền ông ta biên soạn và do Lã Bất Vi xét định chủ biên. Lúc đó, ông ta hạ lệnh treo bộ sách này ở cửa thành Hàm Dương và tuyên bố “Ai có thể thêm hoặc bớt một chữ sẽ được thưởng 1000 lạng vàng”. Điển cố “một chữ 1000 vàng” có lẽ ra đời từ đó. Nói thực, bài văn, tác phẩm nổi tiếng hay hơn thế này muốn sửa một chữ cũng có thể làm dễ dàng. Nhưng sau khi “Lã Thị Xuân Thu” được công bố, không có một ai dám đến sửa; có thể thấy ý nghĩa sâu xa của lệnh này không phải là muốn mọi người thật sự đến sửa chữa, chẳng qua chỉ muốn thể hiện một uy thế: Ai dám đến động vào chữ? Với uy thế này, Lã Bất Vi nói trong lời tựa của cuốn sách là ông ta trực tiếp học cách dạy bảo hoàng đế của Chuyên Húc trong truyền thuyết lịch sử, muốn Doanh Chính nghe theo sự dạy dỗ của mình. Dựa vào cái gì vậy? Có thể là dựa vào địa vị đặc biệt – “trọng phụ” – của ông ta chăng?

Nhưng với tính cách của mình, Doanh Chính không hy vọng bất kỳ một người nào bằng bất kỳ danh nghĩa gì can dự vào việc chấp chính một mình của ông ta. Doanh Chính từ nhỏ đã lớn lên trong hoàn cảnh lưu lạc cùng khốn, phiêu bạt nơi đất khách quê người, nếm đủ những cái nhìn khinh bỉ của người khác, sau khi lớn lên trở về nước lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng thống trị mà nước Tần áp dụng từ biến pháp Thương Hưởng đến nay – “đồ gốm đen” của tư tưởng pháp gia khiến ông ta rất sùng bái vai trò của quyền lực và uy lực chính trị. Thử nghĩ xem, ông ta làm sao có thể dễ dàng chấp nhận để Lã Bất Vi chỉ bảo ông ta từng tí một từ sau lưng, nói ba nói bốn? Thế là, mâu thuẫn giữa hai người đã công khai nổ ra từ sau lễ lên ngôi của Doanh Chính năm 22 tuổi.

Also Read: Chu Tỉnh Tam đổi ruột cứu người

Ngòi nổ của sự việc bắt đầu từ một tin tức xấu xa trong cung điện. Nghe nói, mẹ của Doanh Chính – vị mỹ nhân tuyệt sắc năm đó – có quan hệ tư thông trong thời gian dài với Lã Bất Vi. Cùng với sự lớn lên từng ngày của Doanh Chính, Lã Bất Vi sợ bị phát hiện, liền tìm một thái giám giả tên là Lao ái thay thế mình. Việc tư tình giữa Lao ái và Thái hậu ngày càng sâu sắc, thế lực cá nhân của Lao ái cũng ngày càng bành trướng. Doanh Chính lên ngôi tự mình chấp chính, Lao ái để bảo vệ lợi ích hiện có của mình, phán đoán sai tình thế, phát động một cuộc binh biến nhằm lật đổ Doanh Chính. Không ngờ Doanh Chính đập tan cuộc binh biến một cách không nương tay.

Sự việc bại lộ, Doanh Chính trước sự gian tình của Thái hậu và Lao ái, nổi giận lôi đình. Nhân dịp này tiến hành truy cứu, cuối cùng điều tra ra Lã Bất Vi cũng dính dáng đến việc này.

Vốn là mâu thuẫn giữa hai người trong việc tranh đoạt quyền lực đã rất gay gắt. Nay có đầy đủ lý do đánh bại đối phương, Doanh Chính lẽ nào lại chịu để yên? Ông ta lập tức gửi thư cho Lã Bất Vi nói rằng: “Nhà ngươi có công lao gì với nước Tần mà được hưởng thuế tô của 10 vạn hộ? Ngươi có quan hệ thân thuộc gì với tông miếu nước Tần mà được tôn làm “trọng phụ”? Và ra lệnh cho Lã Bất Vi lập tức đi đày ở Ba Thục.

Lã Bất Vi thấy vị thế đã mất, đành uống thuốc độc tự vẫn.

Nắm được điểm yếu của đối phương, lợi dụng cơ hội đánh đổ triệt để, thẳng tiến đến thắng lợi. Đây là một mưu kế thường thấy trong đấu tranh chính trị thời cổ. Tính quyết liệt của nó là do tính tàn khốc của bản thân cuộc đấu tranh chính trị quyết định. Tính quyết liệt trong thương trường thời hiện đại so với cuộc đấu tranh chính trị thời cổ e rằng còn gay gắt hơn. Vì vậy, biện pháp nhân cơ hội đánh vào điểm yếu, dồn sức đánh đối thủ, hiệu quả của nó quyết không thua kém sự lợi hại mà Doanh Chính giành cho Lã Bất Vi.

5/5 - (6 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận