Không đánh mà thắng mới là thượng sách. Do đó ông nói: “Đánh địch tốt nhất là đánh bằng mưu kế, tiếp đến là đánh bằng…
- Viên Quan Nhỏ xét đoán ma phá án
- Triều đình
- Vương Kiển Am khôi phục hình người trên mảnh đất cháy xém
– Trần Thắng chấp thuận đề nghị của Trần Dư người nước Đại Lương, cử Võ Thần làm tướng dẫn quân lên phía bắc xâm chiếm vùng đất của Triệu.
Sự nghiệp phản Tần của Trần Thắng rất được lòng người vì thế những người hưởng ứng trên đường đi rất đông, liên tiếp hạ được hơn 10 thành trì. Xem ra thành Phạm Dương đã ở trước mắt. Từ Công nguyên là quan lệnh thành Phạm Dương, tự biết là tướng của Tần thì sẽ không được Võ Thần hiểu và bỏ qua, nghĩ trước nghĩ sau ông ta quyết định đánh nhau với Võ Thần.
– Đúng vào lúc đó, có một biện sĩ tên là Khoái Triệt đến thăm hỏi Từ Công. Hai người vừa gặp mặt, những lời của Khoái Triệt đã khiến Từ Công giật mình. Lúc đầu ông ta nói là đến “viếng” Từ Công, sau lại nói là “chúc mừng”. Từ Công nghe xong cảm thấy rất kỳ lạ.
Khoái Triệt giải thích rằng. “Tôi nghe nói ngài sắp chết nên đến tưởng niệm; nhưng nếu ngài nghe lời tôi nhất định sẽ có đường sống vì thế tôi lại nói chúc mừng”.
– Từ Công vội hỏi lý do, Khoái Triệt không quanh co úp mở: “Túc hạ làm quan lệnh ở thành Phạm Dương đã hơn 10 năm, thi hành chính sách bạo ngược của Tần nên người kết oán e rằng không phải là ít. Nay thiên hạ đại loạn, chính sách của Tần không được thi hành, túc hạ còn có thể bảo vệ mình chăng? Một khi địch đến chân thành, dân chúng ắt thừa cơ quay giáo đánh lại ông, lúc ấy còn có quả ngon cho túc hạ ăn không? Chỉ có điều nói đi phải nói lại, Khoái Triệt tôi, xin ở trước mặt Võ Thần nói đỡ cho túc hạ, thế thì túc hạ có thể chuyển bại thành thắng rồi”.
Đọc thêm: Muốn kết tội cho người sợ gì không làm
Từ Công rất vui mừng, hứa sẽ bỏ vũ khí không đánh nhau với Võ Thần.
– Khoái Triệt sau khi cáo biệt Từ Công lập tức đến bái kiến Võ Thần. Ông ta nói với Võ Thần “Túc hạ từ đường xa đến đây, binh tàn tướng mỏi, lại phải đánh thành chiếm đất, không tránh khỏi quá sức. Tôi có một kế có thể không đánh mà vẫn được thành Phạm Dương”.
Võ Thần vừa nghe xong liền giục ông ta nói. Khoái Triệt từ từ hiến kế: “Nay quan lệnh thành Phạm Dương đang sẵn sàng ra trận, chuẩn bị cùng túc hạ đánh một trận lớn. Ông ta sở dĩ làm như vậy chỉ vì nghe nói trong số 10 thành túc hạ hạ được trước đó, quan lại dù đánh trả hay không đánh trả cũng đều bị xử tội chém. Theo tôi nghĩ chi bằng xá miễn cho quan lệnh thành Phạm Dương, ông ta sẽ mở cửa thành đón ngài. Như vậy đối với cả hai bên đều có lợi, dân nước Yên, nước Triệu cũng sẽ vì thế mà đội ơn túc hạ”.
– Hai bên thỏa hiệp một cách rất thuận lợi, Võ Thần không tốn một chút sức lực nào cũng chiếm được thành Phạm Dương. Như vậy, không quá 10 tháng Võ Thành đã hạ được hơn 30 thành, Hàm Đan kinh đô nước Sở trước đây cũng trở thành vật trong túi ông ta. Võ Thần lại chia đất ra làm vua, tự xưng là cô quả.
“Không đánh mà khuất phục được binh lính, đó là cái tài của người giỏi”. Đây là luận điểm nổi tiếng của một nhà quân sự lớn thời Xuân Thu tên là Tôn Vũ.
Nếu có thể vận dụng mưu lược và các biện pháp ngoại giao giành thắng lợi, tức là “Không đánh mà khuất phục quân địch” mới là thượng sách. Do đó ông nói: “Đánh địch tốt nhất là đánh bằng mưu kế, tiếp đến là đánh bằng ngoại giao, kế tiếp là đánh vào quân địch, thấp nhất là đánh vào thành trì địch”. (Thượng binh phạt mưu, kỳ thứ phạt giao, kỳ thứ phạt binh, kỳ thứ công thành).