Cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư

Cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư, là cuộc chiến đầu tiên, diễn ra trên bình nguyên Marathon. Quân Hy Lạp lúc đó đã giành được đại thắng.

– Khoảng năm 500 TCN, đế quốc Ba Tư là một quốc gia hùng mạnh nhất ở vùng Tây Á. Vua Darius I tích cực chủ trương bành trướng ra bên ngoài. Ông từng đưa lục quân và hải quân viễn chinh Hy Lạp, nhưng trời không theo ý người, hạm đội gặp phải bão lớn, hơn 300 chiếc tàu chiến bị đắm chìm, 20.000 người đã làm mồi cho cá. Lục quân cũng bị đánh bại dưới tay người Seresi. Đến năm 490 TCN, Darius tiếp tục tổ chức quân viễn chinh, vượt biển Aegea tấn công vào Hy Lạp, đổ bộ vào bình nguyên Marathon cách Athens 40km.

Athens lập tức tổ chức đội quân 10.000 người, tiến về Marathon quyết chiến. Đồng thời, phía Athens còn cử Pheripides nổi tiếng là chạy nhanh, hỏa tốc đến cầu cứu Sparta – một quốc gia thuộc liên minh Hy Lạp, Pheripides chạy ngày đêm, đến Sparta, nhưng vua Sparta muốn đợi sau 10 ngày khi trăng tròn mới có thể xuất quân. Quân Athens đành vừa xây dựng căn cứ, vừa cố gắng trì hoãn thời gian chiến đấu chính diện để đợi quân chi viện.

– Sau 8 ngày cầm cự, tình thế đã có nhiều thay đổi. Ba Tư đã chiến thắng quân của một quốc gia liên minh Hy Lạp khác và đang đưa quân đến nơi này đế cùng tấn công vào Athens. Đại tướng Athens là Miltiades chủ trương không thể trì hoãn nữa, phải lập tức tấn công vào quân Ba Tư, Được sự đồng ý của chính quyền Athens, ông làm tổng chỉ huy chiến thuật quân đội, triệu tập toàn bộ tướng sĩ tấn công vào bình nguyên Marathon.

Đọc thêm: Cuộc chiến thành Troy

Quân Ba Tư sau khi phát hiện động hướng của quân Athens đã tổ chức thế trận trên bình nguyên. Quân Ba Tư rất có ưu thế về mặt tấn công chính diện và trình độ thiện xạ của các cung thủ, điều này Miltiades biết rất rõ, nên ông quyết định giả tấn công chính diện, nhưng đánh kẹp từ hai bên. Khi bố trận, ông chỉ huy quân Athens chiếm lấy địa hình có lợi. Sau khi cuộc chiến bắt đầu, quân Athens bố trí quân dàn hàng ngang, thẳng tiến. Quân Ba Tư thấy đối thủ không đông, lại không có sự yểm hộ của kỵ binh và cung thủ, bèn lập tức xông lên ứng chiến.

– Trước lực lượng hùng mạnh của quân Ba Tư, đội quân chính diện của Athens nhanh chóng bại trận và rút lui. Quân Ba Tư không biết đó là kế giả thua, bèn thừa thắng truy đuổi, chiến tuyến dần dần kéo dài ra. Lúc này, tiếng hô từ hai bên vang lên, bộ binh Athens từ hai cánh thấy thời cơ đã đến bèn xông ra. Quân Athens tấn công chính diện giả thua cũng quay đầu lại. Quân Ba Tư bị phản công bất ngờ nên rối loạn đội hình, nhanh chóng thất bại. Quân Athens thừa thắng truy đuổi đến tận bờ biển. Quân Ba Tư vội lên thuyền, rút quân khỏi vùng biển của Athens

Trong trận Marathon, quân Ba Tư đã để lại hơn 6400 xác, tổn thất 7 chiến thuyền, trong khi đó quân Athens chỉ tổn thất 192 người. Quân Athens giành chiến thắng trong trận đầu. Miltiades vội cử Pheripides về Athens báo tin thắng lợi. Pheripides chạy một mạch 42km, đến quảng trường Athens, Nhìn ánh mắt nôn nóng của nhân dân Athens, ông lấy hết hơi sức cuối cùng hét lớn: “Chúng ta đã chiến thắng rồi!”, sau đó ngã xuống tắt thở. Để tưởng nhớ đến người chiến sĩ trung thành này, năm 1896, tại Thế vận hội Olympic hiện đại đầu tiên, người ta đã tổ chức chạy thi Marathon, hành trình là từ chiến trường Marathon đến quảng trường Athens.

FAQ

Tại sao có tên chạy là môn Marathon?

Marathon (phát âm tiếng Việt: ma-ra-tông) là một cuộc đua chạy bộ đường trường với chiều dài chính thức là 42,195 km. Sự kiện này được đặt theo một câu chuyện về một chiến binh Hy Lạp tên là Pheidippides, một người đưa thư đã chạy từ nơi diễn ra trận chiến Marathon tới thành Athena.

Marathon ban đầu nói về cái gì?

Pheidippides chỉ kịp nói “chúng ta đã thắng!” trước khi gục chết. Tên gọi marathon xuất phát từ câu chuyện có thật về Pheidippides, người được dựng tượng tại địa danh Marathon, Hy Lạp. Olympic năm 1896 là sự kiện đầu tiên tổ chức giải chạy “marathon” để tưởng nhớ Pheidippides.

Tại sao lại gọi là Marathon?

Marathon là từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp – Marathonios Dromos, lấy cảm hứng từ trận đánh giữa quân quân Ba Tư và Hy Lạp.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận