Triệu Cao chính là dùng uy thế của mình để thi hành kế gian nên mới có thể đạo diễn ra vở kịch bi hài “chỉ hươu nói ngựa”. Thương trường hiện nay…
Hồ Hợi vinh dự được ngồi lên ngai vàng hoàng đế đời thứ hai, người đắc ý nhất đương nhiên là Triệu Cao. Với sự xúi bẩy của ông ta, nhiều lão thần, lão tướng của triều đình từ xưa đều trở thành hồn ma dưới đao của Triệu Cao, các con trai, con gái khác của Tần Thủy Hoàng cũng bị sát hại.
– Thừa tướng Lý Tư, một kẻ tiểu nhân chỉ đồ lợi ích cá nhân, tha thứ sẽ sinh hư cuối cùng không thể may mắn tránh được vận đen bị chém đầu ở Mãn Môn. Lý Tư vừa chết, Triệu Cao kiêm nhiệm luôn chức Trung Thừa tướng, trở thành vị trọng thần mãi mãi dưới một người mà trên vạn người. Mục tiêu tiếp theo của ông ta chính là Hồ Hợi – vị hoàng đế đời thứ hai. Triệu Cao muốn tạo lên một uy thế khiến cả triều đình phải phục tùng ý của ông ta.
Nhìn từ bên ngoài, Triệu Cao lúc này vẫn tận trung với Hồ Hợi. Mọi người nghĩ xem, ông ta nói rằng muốn dâng cho hoàng thượng một con ngựa tốt. Hồ Hợi không biết bị lừa vội nói: “Thừa tướng đã tặng nhất định phải là ngựa tốt”. Nhưng khi được dẫn vào thì xuất hiện trước mắt không phải là ngựa mà là một con hươu.
– “Thừa tướng nói nhầm rồi! Đây đâu có phải là ngựa. Rõ ràng là hươu mà!” Hồ Hợi vừa cười vừa nói:
“Không! Bệ hạ nhìn kỹ lại xem, đây làm sao có thể là hươu được? Bệ hạ ngay cả con ngựa cũng không nhận ra được sao?” Triệu Cao tỏ vẻ nghiêm túc.
– Hồ Hợi bị làm cho mơ hồ rối cả lên. Nhìn quanh hai bên, những vị đại thần trên triều, các quan thái giám trong nội cung ai nấy đều đưa mắt nhìn nhau. Khiếp sợ trước uy thế của Triệu Cao, người nào dám nói đây là hươu. Mọi người đều nói là ngựa một cách “biết điều”.
Đọc thêm: Có trí còn cần có dũng
Triệu Cao đã đạt được mục đích. Từ đó, Hồ Hợi hoàn toàn nghe theo sự chi phối của ông ta. Những lời ông ta nói, Hồ Hợi rất tin tưởng, không nghi ngờ, nói một là một không thể là hai. Song, những ngày cuối cùng của Triệu Cao cũng sắp đến.
– Lưu Bang lãnh đạo cuộc khởi nghĩa phản Tần đã áp sát Hàm Cốc Quan, Triệu Cao quả thực không thể giấu tình hình thật nữa, đành phải báo cáo hết với Hồ Hợi. Hồ Hợi thất kinh, vội vàng hạ lệnh điều quân đi chống cự.
Triệu Cao là một cao thủ lại có khí phách, giở trò mưu mô rất lợi hại, nếu muốn điều quân đi chống cự quả thực phải có lệnh của ông ta. Trong lúc hoảng loạn, ông ta nghĩ ra một độc kế: giá họa cho hoàng đế đời thứ hai, giảng hòa với Lưu Bang. Ý đã quyết, ông ta liền tìm đến tâm phúc của mình là con rể Diêm Nhạc.
– Diêm Nhạc chỉ huy binh lính bất ngờ tập kích quét sạch quân bảo vệ cung đình với thế nhanh như chớp, tuân theo ý chỉ của Triệu Cao buộc Hồ Hợi phải tự vẫn. Hồ Hợi đến lúc này, mới biết thế lớn đã mất đành phải tự kết liễu.
Triệu Cao làm việc này một mặt là muốn tranh công với Lưu Bang, mặt khác là để khôi phục lại chế độ phân phong trước khi Tần thống nhất. Nhưng, làm nhiều việc bất nghĩa ắt phải rước họa vào thân. ông ta tự cho mình là người thông minh, đắc kế, không ngờ lại bị Tử Anh – Tần Vương mới lên ngôi – dùng mưu giết chết.
– Triệu Cao chính là dùng uy thế của mình để thi hành kế gian nên mới có thể đạo diễn ra vở kịch bi hài “chỉ hươu nói ngựa“. Thương trường hiện nay giống như chiến tranh quân sự và đấu tranh chính trị cũng rất coi trọng “thế” này. Chỉ có hình thành lên một khí thế hùng mạnh, một tình thế áp đảo tất cả mới có thể mở ra cục diện, đưa sản phẩm của mình ra thị trường một cách thành công.
Chỉ hươu nói ngựa: chính là một thành ngữ dùng để nói về những chuyện như thế… Người đời sau dùng tích “chỉ lộc vi mã” (chỉ hươu nói ngựa) để tạo nên thành ngữ nhằm diễn tả một nội dung ngữ nghĩa: Không ít người vì lợi riêng mà nhắm mắt nói sai sự thật. Thật là một thái độ xu thời, cơ hội”.
FAQ
Triệu Cao chết như thế nào?
Đó là năm 208 TCN, khi ông khoảng hơn 60 tuổi. Một năm sau khi Lý Tư chết, Triệu Cao ép Nhị Thế tự vẫn. Tần Tử Anh lên ngôi, giết Triệu Cao.
Nhà Tần diệt vong như thế nào?
Triệu Cao bành trướng ảnh hưởng khiến nhà Tần rơi vào hỗn loạn. Cuối cùng, hoạn quan này bị Tần Tử Anh giết chết trong cuộc chiến tranh giành quyền lực trong triều. Sau khi Triệu Cao chết, Tần Tử Anh lên ngôi hoàng đế nhưng chỉ ngồi trên ngai vàng 46 ngày. Nhà Tần sau đó bị Lưu Bang tiêu diệt và biến mất khỏi lịch sử.
Sau nhà Tần là triều đại nào?
Các nhà sử học thường công nhận các triều đại sau đây đã thống nhất được Trung Quốc bản thổ: triều Tần, triều Tây Hán, triều Tân, triều Đông Hán, triều Tây Tấn, triều Tùy, triều Đường, triều Võ Chu, triều Bắc Tống, triều Nguyên, triều Minh, và triều Thanh.