Hạng Vũ sau cuộc chiến ở Cự Lộc nghe nói Lưu Bang đã vào Quan Trung liền lập tức dẫn quân tiến thẳng đến đó. Hôm đó, đoàn quân cắm trại qua đêm ở Hồng Môn.
Mưu sĩ Phạm Tăng nói với Hạng Vũ “Bái Công hồi ở quê nhà nghèo khổ, hiếu sắc. Sau khi vào Quan Trung nghe nói ông ta không lấy của cải cũng không gần nữ sắc, trước sau là hai người khác nhau rõ rệt. Đây là sự biểu hiện của người có chí lớn, không thể xem thường ông ta! Bây giờ nếu không trừ khử ông ta, hậu hoạn sau này sẽ khó lường”. Hồng Môn cách nơi Lưu Bang đóng quân không bao xa, lực lượng hai bên lại quá chênh lệch, nếu Hạng Vũ thật sự muốn tấn công thì Lưu Bang sẽ gặp nguy trong một sớm một chiều.
– Thật may, Hạng Vũ có một người chú tên là Hạng Bá. Ông ta và mưu sĩ của Lưu Bang là Trương Lương là bạn cũ của nhau. Trương Lương đã từng cứu Hạng Bá. Lúc Hạng Bá được biết Hạng Vũ muốn đánh Lưu Bang đã không khỏi lo lắng cho bạn. Hạng Bá một mình cưỡi ngựa trong đêm rời doanh trại tìm đến Trương Lương khuyên ông ta mau bỏ trốn. Trương Lương lại cấp báo với Lưu Bang. Cùng với sự phân tích của Trương Lương, Lưu Bang lấy danh nghĩa là thông gia với Hạng Bá lôi kéo ông ta, Hạng Bá cuối cùng hứa nói giúp cho.
Quả nhiên, Hạng Bá sau khi trở về liền đứng trước mặt Hạng Vũ nói hộ cho Lưu Bang. Ông ta nói rằng: “Lưu Bang giả như không tiến vào Quan Trung trước, cháu cũng không thể đến đây thuận lợi như vậy. Người ta là công thần, muốn hại công thần đó là hành động bất nghĩa. Hơn nữa, của cải, gái đẹp tất cả người ta đều không lấy, ngay cả việc giáng tội cho Vương Tử Anh ông ta cũng không tự ý xử lý mà đợi cháu đến cùng giải quyết!”. Sau đó Hạng Bá lại thay mặt Lưu Bang chào hỏi Hạng Vũ “Lưu Bang ngày mai sẽ đến tạ tội trước mặt cháu, vậy chi bằng cháu thân thiện hữu hảo với ông ta”.
– Không đợi Hạng Vũ hạ lệnh tấn công, Lưu Bang cùng Trương Lương, Phàn Khoái đến Hồng Môn. Lưu Bang rất cung kính khiêm nhường, thấy Hạng Vũ liền quỳ xuống vái lạy: “Không biết tướng quân vào Quan Trung nên không nghênh đón từ xa, nay đến trước cửa xin tạ tội và tuyên bố chân thành vô tư: “Tôi chỉ là hẹn với ngài tiến vào Quan Trung trước mà thôi”. Ngoài “ước pháp tam chương” lập cùng với dân, tất cả vẫn như cũ, mong tướng quân chớ nên nghe lời tiểu nhân, minh xét sự tình”.
Đọc thêm: Lời nói thẳng khó nghe
Hạng Vũ là người thô lỗ, xưa nay vẫn muốn phơi bày tội trạng của Lưu Bang nhưng thấy Lưu Bang nói câu nào cũng có lý, không tiện nói gì, đành phải đứng dậy cầm tay giảng hòa với Lưu Bang và cho bày yến tiệc để khoản đãi. Trong buổi tiệc Phạm Tăng nhiều lần ra hiệu cho Hạng Vũ ra tay nhưng Hạng Vũ không hề có phản ứng. Không biết làm thế nào Phạm Tăng lại xúi giục em họ của Hạng Vũ là Hạng Trang mượn cớ múa kiếm góp vui chờ dịp ra tay. Hạng Bá thấy thế liền múa đôi với Hạng Trang, ngấm ngầm bảo vệ Lưu Bang.
– Trước sự bảo vệ của Phàn Khoái, Hạng Vũ không thể ra tay. Lưu Bang lấy cớ đi vệ sinh, thừa dịp rời khỏi Hồng Môn.
Hạng Vũ thấy Lưu Bang rất lâu rồi không quay lại liền hỏi Trương Lương. Trương Lương đoán Lưu Bang đã về đến nơi đóng quân, mới nói với Hạng Vũ: “Bái Công tửu lượng kém, không thể cáo từ trước mặt tướng quân, nhờ tôi tặng cho tướng quân một đôi ngọc bạch, tặng Phạm tướng quân một đôi ngọc đấu”. Lúc Hạng Vũ hỏi vì sao Lưu Bang không cáo từ mà ra về, Trương Lương trả lời rằng: “Tướng quân với Bái Công tình như huynh đệ, có lẽ không đến nỗi hại Bái Công. Chỉ vì thuộc hạ của tướng quân cứ muốn gây khó dễ cho Bái Công, tìm cách hại ông ta. Nếu Bái Công chết người trong thiên hạ sẽ cười chê tướng quân. Bái Công vì nghĩ cho tướng quân nên mới ra đi không nói lời nào”.
– Hạng Vũ không có gì để nói, nhưng Phạm Tăng rất tức giận. ông ta rút kiếm chặt vỡ đôi ngọc đấu, hối hận nói: “Người giành được thiên hạ sau này nhất định là Bái Công. Tướng quân với tôi hãy đợi đến ngày bị bắt làm tù binh“.
“Hồng Môn đấu tứ“, điển cố rất nổi tiếng này nói cho mọi người trong thời điểm khẩn cấp quyết định, nhất định không được bỏ lỡ cơ hội tranh thủ cuối cùng. Chỉ cần không run sợ trước gian nguy, trù hoạch kỹ càng, có thể sẽ xuất hiện cơ hội chuyển biến tiến lên biến nguy thành an. Lúc này việc xấu sẽ trở thành việc tốt.