Mô ngư nhi – Nhạn khâu

Chuyện kể rằng năm ấy Nguyên Hiếu Vấn đi thi, trên đường gặp một người bắt nhạn. Anh ta vừa bắt được một con nhạn và giết chết, còn một con may mắn thoát được nhưng nó cứ bồi hồi bay đi bay lại trên không trung,kêu hoài thảm thiết, bỗng nhiên lao mình xuống đất mà chết.

Nguyên Hiếu Vấn cảm động, liền mua con chim nhạn đã chết ấy chôn cất bên bờ sông Phần Thuỷ, rồi lấy đá đắp lên đánh dấu ghi nhớ, gọi là “nhạn khâu” ( gò nhạn ). Những người cùng đi với ông đều tranh nhau làm thơ làm phú, ông cũng làm một bài, tức là bài theo điệu Mô ngư nhi ở trên.

Bài “Mô ngư nhi” này cứ trở đi trở lại trong “Thần điêu hiệp lữ” bằng giọng ca của Xích luyện tiên tử Lý Mạc Sầu với âm điệu thê lương ai oán. Có điều Kim Dung thay đổi đi một chút, “Thiên sơn mộ cảnh” thành “Thiên sơn mộ tuyết” càng thê lương hơn.

Đọc thêm: Cô gái họ Nguyên lấy thơ cự tuyệt quan tể tướng

Lý Mạc Sầu yêu Lục Triển Nguyên, nhưng y lại đi kết hôn, sinh con với kẻ khác, khiến nàng một đời trinh nữ cô đơn. Nỗi tiếc nuối đã biến thành oán hận, đến mức ko việc ác nào mà không làm. Ở Tuyệt Tình cốc nàng thấy Dương Quá trúng độc hoa tình, chứng kiến mối tình thắm thiết của Dương Quá và Tiểu Long Nữ, liền nhớ đến Lục Triển Nguyên khiến cho độc hoa tình phát tác. Nàng đã lăn mình vào ngọn lửa đang rừng rực cháy, ngạo nghễ vương mình đứng dậy, cất lời ca ai oán bài từ “Mô ngư nhi” của Nguyên Hiếu Vấn.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận