Tư Thần tiến cử người tài

Một ngày của năm 600 trước Công nguyên, tại cung điện vua Tấn, đại phu Tư Thần đang hết lời tiến cử Khích Khuyết với Tấn Tương Công.

Điều này không thể được – Diên Uý đứng ra ngoài hàng, phản bác.

Khích Khuyết là con trai của tội thần Khích Nhuế. làm sao có thể thu dụng được?

Tư Thần trông thấy mọi người ở điện trên, điện dưới lắc đầu, xì xào bèn nghiêm nghị nói:

– Cha có, tội thì con không được dùng sao? Phụ thân của đại Vũ là Cổn đã có tội Vũ Đế đã trừng phạt ông ta nhưng vẫn bổ dụng con ông ta để trị thuỷ và có được thành công lớn đó sao? Há vì duyên cớ người cha có tội mà mai một nhân tài, ảnh hưởng đến nghiệp lớn của đất nước sao?

Tấn Tương Công bảo: Khích Nhuế có tội đất nước đã trị ông ta. Con của ông ta sẽ canh cánh bên lòng chuyện đó, làm sao cho có được lòng trung son sắt mà dốc sức cho nước Tấn được?

Tư Thần đáp.

– Kẻ sỹ chết vì người tri kỷ. Khích Nhuế có tội, đã chịu pháp hình. Nếu ngày nay, quân vương trọng dụng Khích Khuyết, sẽ chứng tỏ rằng quân vương biết tuyển người hiền, thu nhận người tài, không câu nệ vướng mắc trọng dụng ngay cả con trai một vị thần có tội. Làm sao mà các hiền sĩ trong thiên hạ không lũ lượt ra roi thúc ngựa đến với quân vương cơ chứ? Lại nữa, nếu quốc vương cho rằng Khích Khuyết vì thù nhà mà làm hỏng việc công; thần thấy điều đó không có căn cứ. Quản Trọng đã từng bắn Tề Hoàn Công đáng lẽ phải chém ra hàng trăm mảnh. Nhưng Tề Hoàn Công không nhớ đến mối hiềm xưa, lại trọng dụng Quản làm tướng quốc cuối cùng đã làm cho nước Tề xưng bá với chư hầu.

Đọc thêm: Tử Sản không dỡ bỏ trường học quận

Tấn Tương Công bảo:

– Quản Trọng là bậc kỳ tài trong thiên hạ, Khích Khuyết đâu có thể sánh ngang hàng với Quản Trọng?

Tư Thần đáp:

– Nhìn một nét đốm có thể biết cả con báo, nhìn một chiếc lá biết là mùa thu đã đến, nhìn diện mạo cách xử sự là có thể biết hành vi tức biết tính cách ông ta. Hôm nay, thần vừa mới từ nước Lỗ trở về, có trông thấy một đôi vợ chồng đang làm cỏ. Người vợ nâng niêu cơm lên quá đầu rất cung kính mời chồng ăn cơm. Còn người chồng cũng có dáng dấp kính trọng như vậy đối với vợ. Sau đó, thần mới biết người đó chính là Khích Khuyết. Hai vợ chồng họ kính nhau như khách, lấy đức hạnh gương mẫu để trị bách tính, bách tính sẽ trọng nhân nghĩa, tôn kính quân vương, nghe mệnh lệnh, nhất hô bách ứng, có lệnh là thi hành, làm là có kết quả… làm sao mà đất nước không hùng mạnh được?

Những lời nói của Tư Thần khiến mọi người đều động lòng. Tấn Tương Công ngượng ngùng nói:

– Một chiếc lá che mắt làm ta không nhìn thấy Thái Sơn. Vì thiên kiến thế tục, suýt nữa ta mất một vị hiền tài.

Thế là liền triệu Khích Khuyết vào cung, bổ nhiệm làm đại phu hạ quân. Quả nhiên, Khích Khuyết rất có tài năng làm cho nước Tấn trở nên ngày một cường thịnh.

– Để ban thưởng cho Tư Thần có công tiến cử người hiền tài, Tấn Tương Công cho Tư vùng đất ”tiên mao ”.

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận