Tề Khương là vợ của công tử Trùng Nhĩ nước Tấn. Sau khi Tấn Chiến Công chết, trong nước xảy ra phiến loạn, nàng cùng chồng chạy khỏi nước Tấn, lưu lạc truân chuyên, cuối cùng mới yên thân ở nước Tề.
– Nàng là một phụ nữ rất có hoài bão lớn lao, mong muốn rằng sau này Trùng Nhĩ có thể quay về nước, chấn hưng uy phong của đất nước, làm nên sự nghiệp vĩ đại. Nào ngờ chồng nàng lại nhởn nhơ trong cuộc sống an bình, hài lòng với chuyện nữ nhi thường tình, chàng đã đánh mất chí hướng phục quốc.
Hôm đó, Tề Khương bày một tiệc rượu sang trọng, chuẩn bị nhân lúc rượu cao hứng lại khéo léo khuyên nhủ chồng:
– Công tử, thiếp có lời muốn nói. – Tề Khương mời một chén rượu mặt mày trang nghiêm nói – Các vị lão thần tại sao không từ gian khổ theo chàng bôn ba các nước? Chính là bởi vì họ hy vọng có một ngày có thể chấn hưng lại nghiệp nước, cùng hưởng phú quý. Thế nhưng…
Thế nhưng làm sao kia? – Trùng Nhĩ giục vợ nói tiếp.
– Thế nhưng từ khi công tử đặt chân xuống nước Tề là chìm đắm trong sự dịu dàng khanh khanh ta ta. Thiếp được sự yêu quý nồng hậu của công tử, dù có chết ngàn lần cũng phải báo đáp ân tình của chàng. Có điều, nếu vì thiếp mà làm hỏng đại nghiệp phục quuốc của chàng, thế thì thiếp không thể chịu nổi? – Nàng dừng lại, quan sát sắc mặt chồng, quyết lòng nói tiếp – Thiếp thấy, cục diện tình thế nước Tấn đã có biến đổi, bây giờ chúng ta quay về là đúng thời cơ!
Đọc thêm: Tây Thi gửi về nước bản đồ phòng vệ thành
Trùng Nhĩ giận dữ đùng đùng, mấy lần định phát cáu. Tề Khương không tiện khuyên tiếp nên lại mặt mày tươi cười tiếp công tử uống rượu, chén này nối tiếp chén kia, Trùng Nhĩ nhất nhất uống cạn.
– Tề Khương cố tình chuốc cho Trùng Nhĩ say mềm. Thấy ngon ngọt khuyên như vô hiệu nàng chợt nhớ đến chủ ý của ông cậu chồng là Hồ Yết. Nguyên là Hồ Yết thấy cháu chìm đắm trong tửu sắc thì vô cùng tức giận, ông quyết định lôi cổ chàng về nước Tấn. Tề Khương quyết định phối hợp với ông.
Trùng Nhĩ không biết là kế, uống đến mềm người. Tề Khương liền kiên quyết dùng chăn cuộn chồng lại giao cho Hồ Yết. Hồ Yết cho Trùng Nhĩ lên xe ngựa, ngày đêm không nghỉ tiến về nước Tấn.
– Về sau, dưới sự hiệp trợ của các đại thần như Hồ Yết, trải qua những nỗ lực gian khổ, Trùng Nhĩ đã lên được ngôi vua, chính là Tấn Văn Công. Ông nhớ đến tác dụng của Tề Khương liền sai người đến nước Tề long trọng đón vợ về. Tề Khương thấy chồng đã làm vua, nhớ đến cuộc sống lưu vong sóng gió xưa, nước mắt đầm đìa mà nói:
Năm đó thiếp làm thế chính là vì sự đoàn tụ chồng vợ ngày hôm nay!