Một hôm, Tề Cảnh Công và các quần thần đến du ngoạn vui chơi ở vùng Công Phụ, Sáng sớm, trên mảnh đất bao la này mênh mông đã trở nên sống động. Mùa màng xanh mướt, hoa đỏ tươi phát ra những tia sáng, chim chóc đua hót, những đàn ông nhảy múa…
Cảnh Công cảm thán thở dài nói:
Nếu ta có thể trường sinh bất lão, ngày ngày vui thú với cảnh non nước này thì tốt biết bao!
Án Tử đứng bên cạnh, nghe thấy thế cảm thấy nếu quốc vương truy cầu thuật trường sinh, tất nhiên sẽ lơ là việc trị quốc mà không có tinh thần tiến thủ nữa nên vội nói tiếp theo lời của Cảnh Công:
– Sống và chết là quy luật tự nhiên không thể cải biến được. Hơn nữa người người ai cũng trường sinh cả thì cũng không phải là điều tốt.
– Tại sao thế Cảnh Công hỏi ngơ ngác:
– Thật giản đơn, thưa quân vương Nếu như những quân vương khai quốc của nước Tề như Thái Công và Đinh Công còn sống đến nay, nhất định vẫn cứ là vua một nước. Ví như Hoàn Công, Văn Công, Vũ Công… chỉ là những trợ thủ cho các vị kể trên, thì quốc vương chỉ có thể đầu đội nón tre, tay cầm cuốc mà lao động hàng ngày trên ruộng đất. Làm sao lại có thể soát lĩnh đám các quan đi du ngoạn, vui chơi khắp nơi được?
Lời nói của án Tử thổi đi lòng hưng phấn của Cảnh Công, thoảng qua mặt bay đi.
Đến trưa, từ xa một cỗ xe lớn có sáu con ngựa kéo làm cho bụi cát cuốn tung mù mịt phi tới. Cảnh Công đắc ý, nói với:
– Đó là Lương Khâu Cứ đến nghênh đón ta. Thần xem, cỗ xe mà ông ta điều khiển mới đi nhanh làm sao? Văn võ bá quan trong triều, ông ta là người hiểu tính khí ta nhất.
Án Tử không hài lòng nói:
– Lương Khâu Cứ không xứng đáng là một thần tử tốt. Cổ nhân đã nói: Là một vị quan trung thực không nên bất cứ một việc gì cũng phụ hoạ vào với vua. Là vì, điều mà vua cho là đúng chưa hẳn đã đều đúng Vua cho rằng không đúng cũng không nhất định là không đúng: Lương Khâu Cứ hay quan sát dung nhan, nhìn nét mặt hay xu nịnh phụng thừa. Bất luận là điều đúng hay sai đều hoan nghênh và phụ hoạ vào, Quốc vương nghe Lương nói có thể cũng vui lòng mát dạ. Nhưng đối với lợi ích lâu đài của đất nước thì có lợi gì chứ?, có tác dụng gì tốt đẹp?
Also Read: Lời nói hay của cô gái đã cứu được cha
Tề Cảnh Công rất không vui, quay người phẩy tay áo bỏ đi…
Đêm đã đến, nhưng vì sao lấp lánh. Lúc đó có một ngôi sao băng vút qua đỉnh đầu. Mặt Tề Cảnh Công xám lại, cho rằng đó là điềm gở vội gọi quan viên cầu đảo đến bày hương án cầu xin được phù hộ cho quân, thần nước Tề được bình an.
Án Tử vội ngăn lại bẩm với Cảnh Công:
– Sao băng có gì đáng sợ? Nó chỉ quét đi sự việc gian tà, độc ác, nếu quốc vương không làm điều gì chẳng hay thì hà tất phải lo lắng? Nếu người làm điều xấu xa thì sao băng quét đi lại là càng tốt chứ sao?
Cảnh Công giận đến sắc mặt xám xanh, không nói nên lời.
Nhưng Án Tử nói chưa hết phân lượng nặng nề, phê bình càng nhiều hơn: ngay bây giờ, điều mà thần lo lắng hơn không phải là sự xuất hiện của sao băng, mà là sự tham luyến tửu sắc, thân cận tiểu nhân, thích nghe lời sàm tấu, xa rời hiền thần của quốc vương. Nếu cứ kéo dài, tai nạn này sẽ giáng lên đầu nước Tề của chúng ta, cho dù đưa vào cầu đảo cũng không thể giúp được gì với nhưng sai sót đó của quốc vương.
Tề Cảnh Công không còn hứng thú mà du ngoạn nữa lập tức hạ lệnh cho xa giá về cung. Đêm hôm đó, con người ở ngôi cao nhất nước Tề luôn trở mình trằn trọc không ngủ được chuẩn bị cơ hội nhóm lên ngọn lửa, “chỉnh” vị tướng quốc. Nhưng, đến khi Tề Cảnh Công cân nhắc đến nhưng lời Án Tử phê bình mình ba lần, lại cảm thấy mỗi câu nói của Án Tử đều có đạo lý cuối cùng lại khâm phục lòng trung của vị tướng quốc đó với mình.
Khi Án Tử qua đời, lúc đọc lời điếu văn, Cảnh Công đau đớn, khóc nức nở:
– Ngày hôm ấy tại Công Phụ, tướng quốc đã ba lần chỉ ra lỗi lầm cho ta, hiền nhân lòng trung trong sáng như thế ta biết tìm đâu bây giờ.