Lỗ Ban dùng trí kê tháp nghiêng

Tương truyền, Lỗ Ban là người thợ rất thông minh, giỏi giang nhất của Trung Quốc cổ đại. Ông vốn tên là Công Thâu Ban, vì ông là người nước Lỗ trong kỳ cuối của Xuân Thu, nên sau này người ta đặt tên ông là Lỗ Ban.

– Một lần, ông đến thành Cô Tô nước Ngô, là thiên đường trần gian. Quả là danh bất hư truyền, những lẩu tháp của thành cổ bày la liệt theo thứ tự. Nào là quán trà, tiệm rượu náo nhiệt khác thường. Hứng thú trong lòng. Lỗ Ban được tăng lên gấp bội, ông ngắm nhìn những đặc điểm kiến trúc Tô Châu như mê mẩn. Bỗng nhiên vang lại những tiếng nói, tiếng tranh cãi ồn ào. Lỗ Ban nhìn ra, chỉ thấy một khoảng trống ở thảm cỏ xanh như khói sương.

Một ngôi tháp quý được xây dựng cao, thẳng lên. Trước mặt tháp là một đám đông quây quần lại với nhau, ồn ào tranh cãi. Không biết chuyện gì xảy ra, ông đi đến gần tháp, lách đám đông, vào phía trong. Ông nhìn thấy trước tháp là một ông già mặc châu đoạn, đầu đội mũ cao, lưng đeo túi thơm, đang cơn thịnh nộ. Đối diện mới ông già là một đàn ông trung niên ở tư thế quỳ, hai tay ôm lấy đầu, vẻ mặt chàng buồn rầu, thất vọng. Ông tò mò, dò hỏi mới biết đầu đuôi câu chuyện.

– Ông già kia là một phú ông có tiếng nơi đây. Để tích đức hành thiện, ông ta xuất tiền xây dựng một ngôi tháp lưu truyền thiên cổ. Công trình này do người đàn ông trung niên đảm nhiệm. Vận chuyển gỗ đến và bắt đầu công việc, chuẩn bị kế hoạch rất tỉ mỉ. Trải qua gần ba năm trời lao động vất vả mới dựng được tháp báu. Nhưng không hiểu sao, tháp báu tuy nhiên đã được dựng lên mà nhìn ngang, nhìn dọc đều thấy nó bị nghiêng. Qua đo đạc, thấy bảo tháp nghiêng mười độ. Mọi người nhìn nhau lắc đầu, xoi mói bàn tán về chuyện này. Phú ông cho rằng xây tháp mà lại gây ra điều thị phi, tổn hại đến công đức viên mãn nên rất tức giận. Ông tìm bác thợ cả để tính sổ: phải kéo đổ rồi dựng lại, hoặc phải dựng thẳng bảo tháp đứng thẳng. Nếu không sẽ kiện lên quan phủ.

Đọc thêm: Lỗ Ban bị cỏ cứa tay

– Điều này quả là vô cùng khó khăn cho bác thợ cả. Nếu phải kéo đổ rồi xây lại thì có bán vợ bán con, khuynh gia bại sản cũng không sao chịu nổi sức ép kinh tế. Phải giữ cho tháp đứng thẳng thì cũng không làm nổi vì tuy tháp báu được dựng bằng gỗ nhưng nó cũng nặng hàng trăm triệu cân (cân Trung Quốc) chỉ còn biết nhìn tháp mà thở dài.

Lỗ Ban đi quanh tháp ngắm nhìn tỉ mỉ, lại nhìn người thợ cả đang chịu bó tay. Ông đến gần và an ủi :

– Bác không nên quá lo lắng. Chỉ cần bác mang lại cho tôi một số gỗ trong vòng không đến một tháng? tôi sẽ kê cho tháp đứng thẳng lên được.

Nghe nói, bác thợ cả bán tin bán nghi, nhưng cũng không còn cách nào khác. Thế là ông mang lại một số gỗ, đem theo một tia hy vọng. Về Lỗ Ban ông không cần nhờ ai mó tay vào giúp mà đem xẻ thành những cái: chêm, chêm, chèn vào từ đỉnh tháp nghiêng vào bên trong khiến cho bên nghiêng của tháp dần dần được nâng cao, Qua một tháng trời miệt mài từ sáng sớm đến tối mịt. Quả nhiên ông đã dần dần làm cho tháp được đứng thẳng.

– Bác thợ cả rất cảm kích, hỏi Lỗ Ban:

Thưa ân nhân, ngài đã cứu như thế nào mà lại có thể giữ cho tháp đứng thẳng?

Lỗ Ban đáp:

– Tháp nghiêng là do chất gỗ thuộc kết cấu sỏ, móc, ngậm, mộng. Giữa các bộ phận có sự giằng kéo, kết cấu với nhau làm cho công trình được vững chắc và hình thành một chỉnh thể hữu cơ. Vì vậy mà có thể dùng những miếng gỗ làm mặt chèn, kê để nắn cho tháp đứng thẳng. Vừa là mảnh gỗ lại có mặt nghiêng nên rất dễ được đóng vào bên trong chúng có tác dụng bẩy nghiêng ngắm cân từ bốn mặt. Đóng những mảnh chêm vào làm cho kết cấu gỗ được nâng cao lên cho thẳng, và có thể nâng cao được mặt nghiêng khiến cho tháp không bị nghiêng nữa.

5/5 - (10 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận