Năm 606 TCN, Sở Trang Vương gáy một tiếng làm người ta kinh ngạc. Trong một lần diệt xong bè lũ phản loạn, trở về Trình Đô liền mở một yến hội mừng công. Yến hội này tên gọi là:”Yến Thái bình”. Vua tôi rất mực ”hứng khởi, từ sáng sớm đến tận tối mịt vẫn chưa hết vui.
– Lúc này trời đã tối đen, bên ngoài có gió lớn, muốn mưa, Nhưng trong đại sảnh, đèn nến vẫn sáng choang, tiếng hát dìu dặt, xen với những điệu múa dịu dàng. Bỗng nhiên, trong đám vũ nữ biểu diễn xuất hiện một giai nhân tuyệt sắc. Nàng mặc áo tiên rộng, màu trắng ngó sen. Dưới là chiếc váy màu tía vôi những nếp xanh cánh chả. Trên đầu nàng cài đầy ngọc biếc, mùi hương thoang thoảng khắp nơi. Nàng có tư thái phong lưu, đi đứng uyển chuyển thật khó có đủ lời để ca ngợi vẻ đẹp tuyệt thế của nàng.
Mỹ nữ đó là Hứa Cơ, người được Sở Trang Vương sủng ái nhất. Lúc ấy, nàng vâng lời Sở Trang Vương ra mời rượu quần thần. Nàng đầy đặn mà nhanh nhẹn uyển chuyển như chim én lúc bay sang đông, lúc sang tây. Các quan, người nào thấy nàng cũng mê mẩn, ngẩn ngơ, tiếng huyên náo ầm ĩ phút chốc đột nhiên biến mất.
– Bỗng nhiên, một cơn gió thổi vào đại sảnh, thổi tắt phụt tất cả các ngọn nến. Hứa Cơ đang chuốc rượu cho một vị quan, người này nhân lúc nến tắt đã nắm lấy tay áo Hứa Cơ rồi lần mò lấy tay nàng. Hứa Cơ cũng không phải tay vừa, thuận tay, giật đứt giải mũ của vị quan đó, giữ trong tay rồi lướt nhanh đến trước mặt Sở Trang Vương để cáo tội, đòi nhà vua mau ra lệnh cho châm nến lên ngay để biết được là ai là kẻ dám tròng ghẹo mình.
Đùa giỡn ái cơ của vua có nghĩa là làm nhục đến nhà vua. Đó là hành vi đại nghịch và coi thường đạo lý vua tôi! Nhưng, Sở Trang Vương nghĩ một lát rồi cao giọng nói to lên:
Đọc thêm: Kế dụ địch của Tiều Phu nước sở
– Khoan hãy châm nến! Hôm nay trẫm muốn cho các khanh được vui vẻ sáng khoái. Không cần phải mũ áo thật chỉnh tề, mọi người hãy giật đứt hết các giải mũ thì mới vui?…
Văn võ bá quan ngơ ngác một chút rồi cũng giật đứt giải mũ, vứt xuống. Sau đó, nhà vua mới ra lệnh cho đốt nến. Như vậy, Sở Trang Vương và Hứa Cơ đều không biết ai là người đã kéo tay áo người đẹp.
Sau khi tan tiệc, Hứa Cơ trách móc Sở Trang Vương.
Trang Vương cười mà rằng:
– Hôm nay là ngày trẫm mời các quan văn võ đến uống rượu mừng công. Mọi người đều rất vui vẻ, uống được nhiều, khi say rượu có điều hơi bất nhã một chút, cái đó có gì là lạ? Nếu trẫm theo ý nàng mà tra xét ra người kia ra, để làm rõ trinh tiết của nàng khiến quần thần mất vui mà bỏ về và đều nói rộng lòng dạ của trẫm hẹp hòi, như vậy, về sau này còn có ai có thể vì trẫm mà hiến công nữa?
Nghe xong, Hứa Cơ vô cùng khâm phục.
Về sau này khi nước Sở giao chiến với nước Trịnh, phó tướng của bộ phận chủ soái đi đầu là Đường Giáo xung đã xung phong nguyện dẫn hơn trăm quân đi tiên phong. Ông chiến đấu rất dũng cảm, mở đường tiến công đến đâu cũng là thắng làm cho đại quân Sở tiến triển được thuận lợi. Sở Trang Vương muốn ban thưởng thật hậu cho Đường Giáo. Nhưng Đường Giáo đỏ mặt lên nói:
Xin đại vương chớ ban thưởng cho thần. Đại vương không trị tội thì mạt tướng này đã cảm kích vô cùng rồi ạ!
Sở Trang Vương ngạc nhiên hỏi:
– Tại sao thế?
Đường Giáo cúi đầu:
Thưa, trước đây, trong đêm “hội giật giải mũ” trước đây, kẻ kéo tay người đẹp chính là thần. Đội ơn nhà vua hôm đó đã không giết thần. Hôm nay mạt tướng mới xả thân để báo đền. Trang Vương cả cười nhưng vẫn cứ ban thưởng cho ông. Người đời về sau gọi bữa tiệc đó là ‘‘tiệc giải mũ”.