Tương truyền khi làm thái thú, Vương Hi Chi (năm 303- 361) đã từng xử một vụ án như sau.
– Hôm ấy, có một người thợ săn tên là A Hưng đến nha môn tố cáo:
Mấy năm trước đó, người cha của anh ta đi săn trong rừng sâu, bị con hổ vằn đuổi, ngã rơi xuống khe chết. Để chôn cất cha mình A Hưng đã phải mượn của một nhà giàu trong vùng là Lỗ Tống một mảnh đất hoang. Hôm ấy đúng vào ngày Lỗ Tống làm lễ mừng thọ tám mươi tuổi cho mẹ hắn, nghe thấy A Hưng có yêu cầu như vậy hắn vui vẻ nói:
– Việc nào dễ thôi, nhưng anh phải đưa một hũ rượu để chúc thọ cho mẹ ta.
A Hưng đã phải bán đi một tấm da sói để mua một hũ rượu ngon mừng thọ cho mẹ của Lỗ Tống. Ngày hôm sau anh chôn cất cha mình trên mảnh đất hoang do hắn chỉ định.
– Về sau, nối nghiệp cha, A Hưng lại làm nghề săn bắn để nuôi thân. Anh chịu đựng được đói khổ, thức khuya dậy sớm, hơn nữa lại có sức khỏe kinh người, tay thương cũng rất tinh thông, dần dần đã phát đạt giàu có lên. Gần đây anh đã vào rừng sâu bắn chết được con hổ vằn, không những trả thù cho cha mình mà còn bán hổ thu được hàng trăm lạng bạc. Anh liền sắp cỗ mời bà con xóm giềng cùng dự.
Đang lúc mọi người đang chè chén Lỗ Tống cho người đến đòi nợ.
– A Hưng vội cãi lại:
Tôi với viên ngoại chẳng mắc mớ gì nhau chuyện tiền nong, ngày nào viên ngoại có lòng tốt cho tôi một mảnh đất để chôn cất cha tôi, theo yêu cầu, tôi đã biếu một hũ rượu. Chuyện ấy đã dứt khoát rồi, sao viên ngoại còn cho người đến đòi nợ nữa.
Also Read: Vương Doãn Chi giả say thoát hiểm
– Lỗ Tống nói:
Ta đến đây lần này cũng chính vì mảnh đất ấy lúc đầu ta đòi ”một hồ rượu”, ngươi mới chỉ đưa có ”một hũ rượu” thế mà nói đã trả xong là thế nào? Nên biết rằng mảnh đất ấy của ta là đất có phong thủy qúy giá, đâu chỉ có một hũ rượu mà mua được?
– Thế là hai người xảy ra tranh cãi nhau, đông đảo bà con cũng làm chứng cho và nói rằng lúc đầu đã nói rõ chỉ có một hũ rượu. Ngặt một nỗi Lỗ Tống tiền nhiều thế mạnh, nói cũng chẳng lại được, thế là mọi người khuyên A Hưng lên phủ nha tố cáo.
Vương Hi Chi biết rõ ràng là Lỗ Tống giở trò cả vú lấp miệng em, nhưng cũng không phán xét gì ngay, chỉ bảo A Hưng hãy cứ về nhà chờ.
– Hôm ấy, Vương Hi Chi mang theo bản ”nhạc ca luận” do tự mình viết ra, đến nhà Lỗ Tống. Nhà cửa của Lỗ Tống tòa ngang dãy dọc, sông nhỏ trước nhà nối với sông lớn ngoài thôn, trên mặt sông ngỗng vịt từng bầy, tôm cá tung tăng, quả thật là giàu nhất một vùng… Thấy thái thú mặc thường phục đến thăm nhà mình, Lỗ Tống vội vàng ra đón rước vào nhà khách.
Vương Hi Chi nói:
– Tôi rất thích mọi thứ thổ sản của ngài, muốn đem bản ”nhạc ca luận” tự viết đây đổi lấy một con ngỗng sống.
Vương Hi Chi là một nhà thư pháp viết chữ đẹp có tiếng, một chữ của ông cũng đáng giá ngàn vàng, đằng này là cả một bài ”Nhạc ca luận” có thể nói là vô giá một con ngỗng thì có đáng là bao. Lỗ Tống bằng lòng ngay lập tức.
– Vương Hi Chi cũng để bức ”nhạc ca luận” lại ngay ở đấy, hẹn Lỗ Tống đến hôm sau thì đem ngỗng sống đến phủ nha của mình.
Ngày hôm sau, Lỗ Tống bắt ngỗng sống đem đến gặp Vương Hi Chi.
– Vương Hi Chi cười bảo:
Bản thư pháp của ta đâu chỉ có giá bằng con ngỗng sống? Ta đòi là đòi một sông ngỗng kia mà?
– Vương Hi Chi lại cho gọi A Hưng tới, ông ngồi giữa sảnh đường, lớn tiếng ngâm nga: ”Ngỗng không tính bằng sông, sao lấy hồ đong rượu? Ta giả vờ lấy sống lấy sông, để cãi cho ”hồ” với ”hũ”, cốt để trị kẻ điêu toa”. Ngâm xong liền vứt cho Lỗ Tống xem lá đơn cáo trạng. Đến lúc ấy Lỗ Tống mới biết mình đã trở thành bị cáo, tên ác bá này tuy chỉ quen hà hiếp dân lành, nhưng cuối cùng trước mặt mệnh quan của triều đình, đành đập đầu lia lịa, chịu là sai và nhận tội.
Ngay giữa công đường, Vương Hi Chi đã phạt tên ác bá quen bắt nạt người này bốn mươi roi, lệnh phải mang trả bản ”nhạc ca luận”.
– Sau cuộc phán xử ấy, A Hưng mừng hết chỗ nói, Lỗ Tống thì lủi thủi cúi đầu.