Ngày xưa, có một thầy kiện chuyên giúp người nghèo đi kiện tên là Trương Thắng, thường có thể chuyển bại thành thắng, biến nguy thành yên.
– Một lần, Lưu Kim Bảo, một tên lưu manh địa phương trêu ghẹo vợ người nông dân Lân A Cẩu, đúng lúc đó bị Lân A Cẩu bắt được, hai người đánh nhau ầm ĩ. Tên lưu manh kia có chút võ công nên đã đánh cho A Cẩu suýt chết. Vợ A Cẩu hoảng sợ, thuận tay cầm chiếc rìu bổ cho tên lưu manh một nhát, nào ngờ lại trúng đúng chỗ hiểm, hắn lăn ra chết ngay. Thế là quan cho bắt cả hai vợ chồng A Cẩu đến nha huyện.
Những người bà con nghèo của A Cẩu nhờ Trương Thắng giúp đỡ A Cẩu. Trương Thắng đọc hồ sơ vụ án, thấy kết luận ghi là: Vợ A Cẩu thấy chồng bị Lưu Kim Bảo đánh trọng thương, cuống lên, dùng rìu bổ chết Lưu Kim Bảo…
– Nếu theo kết luận này thì vợ A Cẩu sẽ bị xử tội cố ý giết người. Tội danh này hơi nặng, nhẹ thì cũng phải xử mấy chục năm, thậm chí là tù chung thân, nặng thì phải đền mạng.
Viên pháp quan xử án là bạn của Trương Thắng, Trương Thắng nói với ông ta:
– Lưu Kim Bảo vào nhà ức hiếp phụ nữ, hơn nữa lại đánh A Cẩu suýt chết. Vợ A Cẩu vì tự vệ mới dùng đến rìu, theo tình lý nên xử nhẹ thôi, xin ông anh nể tình.
Đọc thêm: Trương Giai Dận vay vàng cho cướp
Pháp quan nói:
– Đã ghi chép vào án, đóng dấu triện rời, không thể chữa lại được đâu.
Tiểu đệ có cách, chỉ cần sửa một nét bút là có thể cứu được chị ta.
– Nghe thấy Trương Thắng nói thế, Pháp quan bỗng nhớ lại hai sự việc sau:
Trước đó ít lâu, ở cửa sông Đẩu Lạp trôi đến một cái xác chết nổi, trình báo lên huyện ghi là ”Cửa sông Đẩu Lạp phát hiện xác chết nổi”. Nhân dân ở cửa sông rất lo lắng, sợ quan phủ do đó mà đến làm phiền, mượn cớ kiếm chác, Trương Thắng liền nhờ pháp quan sửa chữ “cửa” ( ) trong chữ ”cửa sông” thêm vào một nét sổ ( ), thành ra ”Trên cửa sông Đẩu Lạp phát hiện xác chết nổi”, như thế bà con ở cửa sông không có quan hệ gì.
– Lại có một lần, có một nông dân do không nộp được tô nên đồ đạc trong nhà bị địa chủ lấy hết đi. Lúc đó người nông dân hết sức lo lắng, đành liều đến nhà địa chủ lấy về một cái nồi. Địa chủ liền kiện người nông dân “Vào theo cổng lớn, đốt đuốc vác gậy”. Trương Thắng biết chuyện liền thêm một chấm vào bên phải chữ lớn ( ) thành chữ “chó” ( ). Như thế rõ ràng không phù hợp với sự thực: Đã ”đốt đuốc vác gậy” lại “vào theo cổng chó”, khiến cho tên địa chủ phạm vào tội vu cáo.
Pháp quan nghĩ đến đây, muốn xem lần này Trương Thắng có diệu kế gì liền nói:
– Tôi cũng thông cảm với vợ chồng A Cẩu, nếu đệ có thể sửa được chữ thì xin mời.
Trương Thắng cười cười, huơ bút thêm một nét móc nho nhỏ dưỡng chữ “dùng” ( ) trong ”dùng rìu bổ chết” thành chữ “quăng” ( ). “Dùng rìu bổ chết” là cố ý giết người, phải đền mạng. Nhưng “quăng rìu” thì không nhất định là cố ý làm đối phương chết, chỉ là không may quăng trúng mà chết người. Như thế thì tội cố ý giết người được hạ xuống thành tội quăng nhầm dẫn đến tử vong, chỉ bị xử khoảng hai, ba năm tù.
– Pháp quan cười nói:
Đệ giỏi thật! Quả là sửa mặt chữ mà cứu một mạng.