Năm 330 (năm Thành đế Hàm Hòa thứ năm thời Đông Tấn) giám quân. Kinh Châu nước Hậu Triệu là Quách Kính phụng mạng đi đánh Tương Dương của Đông Tấn. Quân đội Đông Tấn đóng ở Tương Dương đều là loại binh hùng tướng mạnh. Trưởng quan giữ thành, nam trung lương tướng của Đông Tấn Chu Phù lại càng tỏ ra kiêu dũng khác thường.
– Lúc ấy, vua của nhà Hậu Triệu là Thạch Lặc không thể nào đưa ngay quân tiếp viện ra được để đỡ đòn cho Quách Kính, nên đã nghĩ ra một mẹo để đối phó với tình thế gấp rút đó. Ngay trong đêm Thạch Lặc hạ lệnh cho Quách Kính: ”Nếu Chu Phù cho người đến thám thính tình hình quân sự ở Phàn Thành, thì hãy tìm mọi cách để cho chúng biết: Quân nhà Hậu Triệu chúng tao chưa thèm đánh Chu Phù mày vội, đợi bảy tám ngày sau, đông đảo kỵ binh của chúng ta tới đây, sẽ tìm cách nện cho mày một trận, đến lúc ấy, chúng mày có mọc cánh cũng chẳng bay thoát được”.
Nhận được lệnh, Quách Kính thầm nghĩ bụng: “Đại vương nói thế chẳng sai chút nào, thế nhưng biến được lời nói đó ra hành động, thì quả là một chuyện chẳng dễ dàng”. Trong đầu Quách Kính từ lúc ấy luôn nhảy nhót hiện đi hiện lại mấy dòng chữ ”đông đảo kỵ binh” đông đảo kỵ binh”… “ngựa chiến”… – Đúng! Có cách rồi! – Quách Kính đập tay xuống án thư, bất giác lẩm bẩm một mình – tự tạo nên thanh thế để cho .Chu Phù cảm thấy hình như đông đảo kỵ binh của ta đã đến. Ta sẽ thi hành cái mẹo tuần hoàn tắm ngựa”.
Đọc thêm: Giang Dữu dùng gà làm mồi lửa
– Ngày hôm sau rất nhiều binh lính đã được nhận một sứ mệnh đặc biệt. Họ lăm lăm roi ngựa trong tay, hô hét lùa từng đàn ngựa chiến ra bờ sông để cho chúng uống nước và xuống sông tắm: Họ lùa những đàn ngựa đó tuần hoàn xuất hiện: Hết ngày lại đến đêm lúc nào cũng có từng đàn ngựa nối nhau ra sông tắm.
Tình hình đó đã lọt vào mắt những tên lính do Chu Phù sai đi dò tin tức, chúng đã vội vàng về Tương Dương, đến thẳng chỗ Chu Phù hổn hển thở không ra hơi báo với Chu Phù:
– Bẩm Chu đại nhân, ngựa chiến của Hậu Triệu đang được lùa ra tắm ở bờ sông. Ban ngày thấy, ban đêm cũng thấy có, ngựa nhiều lắm, đếm không xuể.
Chu Phù bỗng thấy thắc thỏm không yên.
– Phải chăng viện binh của Hậu Triệu đã đến?
Sau một hồi cân nhắc tính toán, ngay đêm đó Chu Phù đã cho rút quân về Vũ Xương.
– Thế là Quách Kinh chẳng phải mất một mũi tên người lính nào, ngay đêm ấy đã chiếm được thành Tương Dương.
Vua Hậu Triệu, Thạch Lặc vui mừng nghe tin thắng trận đã ra lệnh ngay tại chỗ: Quách Kính được vinh thăng thứ sử Kinh Châu.