Tôn Tử Kinh đối đáp mau lẹ

Tôn Tử Kinh lúc còn bé, thấy đường học vấn thăng trầm, quan trường đen tối, thế là gạt bỏ ý tưởng tìm kiếm công danh, một lòng học theo các ẩn sĩ thời xưa, đến nơi rừng thẳm núi cao sống cuộc đời u tịch và thầm lặng.

– Một hôm để tìm kiếm một nơi ở ẩn thật ưng ý, Tôn Tử Kinh đã tới một khe núi có phong cảnh rất đẹp. Nơi đó có một đầm nước trong vắt nhìn thấy đáy và một dòng suối cũng trong róc rách chảy ngày đêm, cạnh đó là bảy phiến đá phẳng phiu như vừa mới tạc ra…

Tôn Tử Kinh bất giác mừng không để đâu hết, khấp khởi trong lòng thầm nghĩ: Chỗ này có giống như khung cảnh cực kỳ đẹp đẽ của Hứa Do thời xưa từng ở ẩn hay không?

– Nghe mãi, nghĩ mãi… truyền thuyết nổi tiếng thời xưa bỗng hiện lên trong trí óc:

Vua Nghiêu muốn nhường thiên hạ để Hứa Do trị vì, không ngờ Hứa Do lại ngoảnh mặt bỏ đi, đến bên bờ một con suối, vớt nước lên rủa tai. Có người hỏi: Tại sao lại làm như thế?

Ông đáp:

– Nghe những lời Nghiêu nói mà bẩn cả lỗ tai, cho nên phải rửa đi cho sạch.

Also Read: Thạch Lặc dâng lễ cướp kế thành

Sau khi Tôn Tử Kinh đi thăm địa điểm ở ẩn trở về, lại cất công đi tìm danh sĩ Vương Vũ Tử, vui mừng khoe với ông về cảnh sắc kỳ thú nơi ở ẩn là nơi ”gối đầu lên đá, súc miệng nước khe”. Ý muốn nói, ở nơi rừng sâu núi thẳm đó, khi mệt mỏi thì có thể gối đầu lên những tảng đá sạch sẽ mà ngủ ngon, khi miệng khát có thể súc miệng bằng nước suối nước khe hoặc vốc dòng nước trong lành ấy lên mà uống, ung dung thư thái biết bao, thật là một khung cảnh thú vui và thoải mái. Nào ngờ Tôn Tử Kinh vội vã quá lại nói nhịu câu nói trên thành ra ”gối đầu lên nước khe, súc miệng bằng đá”.

– Vương Vũ Tử nghe xong, bất giác cười phá lên, hóm hỉnh hỏi lại:

Nước khe có thể dùng làm gối để ngủ, đá có thể súc miệng như nước được ư?

Lúc này Tôn Tử Kinh mới nhận ra rằng mình đã nói sai, muốn sửa lại cũng không được nữa, quân tử một lời nói ra, ngựa hay cũng khó mà đuổi kịp. Làm sao bây giờ? Tôn tử Kinh tỏ ra rất khôn khéo, đã sai thì cho sai luôn, lập tức ứng khẩu đáp:

– ”Gối đầu lên nước” mà tôi muốn nói ở đây là nói bằng hình ảnh, tức là ghé đầu xuống lấy nước khe mà rửa tai, cũng như vậy, súc miệng bằng đá là muốn nói sẽ lấy đá mài cho sắc răng của mình đấy ạ!

Nghe thấy câu ứng đối mau lẹ như vậy, lời lẽ lại hàm súc như vậy, Vương Vũ Tử bất giác buột miệng khen:

– Khéo lắm! Khéo lắm! Không ngờ Tử Kinh lại có kỳ tài ứng đối như vậy.

Từ đó trở đi, câu ”gối đầu lên nước khe, súc miệng bằng đá” đã chính thức trở thành một điển cố được dùng cho đến ngày nay.

Mưu lược

5/5 - (5 bình chọn)
Bài viết này hữu ích không?
YesNo
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận