Phùng Đường khéo nói cứu Ngụy Thượng

Vân Trung thái thú Ngụy Thượng, trấn giữ một nẻo biên cương, nhiều lần lập được công lớn, rất có tiếng tăm ở trong và ngoài triều đình thế nhưng, có một lần tâu báo chiến công với Văn Đế, vì nhận lầm mất năm cái đầu lâu của quân địch, Nguỵ Thượng bị Văn Đế tống giam vào ngục. Chẳng bao lâu sau, biên cương phía bắc phía nam đều bị quấy rối liên tục tình hình quân sư rất khẩn cấp.

– Lúc bấy giờ, có một lão lang quan tên là Phùng Đường, thấy Ngụy Thượng bị xử phạt không công minh như vậy, trong lòng không phục, muốn cứu Ngụy Thượng ra, ngặt một nỗi chẳng có cớ nào để gần được Hán Văn Đế.

Có một hôm Hán Văn Đế ngồi trên một cỗ xe rất xinh đẹp, đi ngao du trong kinh thành, khi ngang qua lang thự, thấy có ông già ra đón, hỏi ra mới hay, đó là Phùng Đường, hai người bắt đầu vui vẻ nói chuyện.

– Trong khi chuyện phiếm, Hán Văn Đế được biết tổ tiên của Phùng Đường là người nước Triệu, liền khen ngợi tướng nước triệu trong lịch sử là Lý Tề dũng cảm thế nào. Phùng Đường cho rằng, sự kiêu dũng của Lý Tề còn thua xa Liêm Pha, Lý Mục. Văn Đế thở dài nói:

Hiện nay Hung Nô cậy khoẻ, nhiều lần xâm phạm biên cương, giá như Liêm Pha, Lý Mục mà còn, ta sẽ cho hai người ấy làm thừa tướng, thì chẳng còn gì phải lo ngại Hung Nô nửa.

– Phùng Đường thấy đã có dịp nói ngay cho Ngụy Thượng mấy câu thật công bằng, thế là lớn tiếng dõng dạc nói:

Nếu bệ hạ có được Liêm Pha, Lý Mục, cũng chưa hẳn đã biết trọng dụng họ…

– Vừa nhắc đến tên Ngụy Thượng, Hán Văn Đế đã hối hả về cung. Phùng Đường cảm thấy rất lo buồn. Ngụy Thượng chưa cứu được ra mà bản thân mình thì vận đen lại sắp giáng xuống đầu.

Also Read: Ngu Hủ ra oai lừa quân khương

Chẳng mấy chốc, trong cung sai đến một quan thị vệ, dẫn Phùng Đường cùng đi. Hán Văn Đế ôn tồn nói:

– Ban nãy nghe khanh nói như thế ta đã tức giận bỏ về cung, đó là cái sai của ta. Thế nhưng, khanh cũng phải nói xem tại sao lại ta nhất định không thể trọng dụng được Liêm PhaLý Mục.

Khi Phùng Đường mới bị dẫn vào cung điện, bụng bảo dạ thế nào cũng bị Văn Đế xử tội, lúc này thấy hoàng thượng có vẻ thành thực như thế, trái tim thắc thỏm của ông bỗng như đã được bình tĩnh lại, ông đáp:

– Thần trộm nghe vua chúa hiền minh thời trước cử tướng soái ra trận, đều cử hành những nghi thức rất long trọng, nhà vua thân hành đẩy xe cho tướng soái, rồi giao quyền hành cho họ. Trong hành quân tác chiến, việc thưởng phạt khi bình công trong quân đội, thảy đều do những tướng soái đó quyết định, rồi mới báo cáo lên nhà vua. Ngay như Lý Mục của nước Triệu ngày xưa, khi trấn giữ biên ải, Triệu Vương đã ra mệnh lệnh quy định: Tô thuế ở vùng biên ải, đều giành để tướng quân khen thưởng cho các chiến sĩ, không phải giao nộp về triều. Thế nhưng bệ hạ ngày nay liệu có tin tưởng và khí trọng một vị đại tướng trấn thủ biên cương giống như Triệu vương năm ấy hay không? Lấy một ví dụ, Vân Trung thái thú Ngụy Thượng khi đang trấn giữ biên cương, sự trung thành và tài năng của ông ta chẳng kém gì Lý Mục, toàn quân từ trên xuống dưới ai cũng đều nguyện hết lòng vì ông ấy, vậy mà bệ hạ chỉ vì trong khi báo công sai có năm cái đầu lâu quân địch mà đã tống ông ta xuống nhà ngục. Những sai sót đó của Nguỵ Thượng, so với công lao của ông ta, thì có đáng là bao? Cho nên thần trộm nghĩ, cho dù bệ hạ có được Liêm Pha, Lý Mục cũng không thể trọng dụng họ là vì thế.

Nghe đến đây, Văn Đế đã khẩn thiết nói:

– Trước đây ta đối xử với Ngụy Thượng như thế là sai, khanh hãy mau mang lệnh của ta, đến nhà ngục để phóng thích cho Ngụy Thượng, phục hồi nguyên chức cũ cho ông ta để ra ngay trấn giữ biên cương.

Hung Nô vốn rất sợ oai Ngụy Thượng, nay thấy ông được phục chức thì không dám liều lĩnh xâm phạm nữa. Cả một vùng biên cương lại trở lại bình yên.

Mưu lược

5/5 - (5 bình chọn)
muuluoc

Xin chào! Cám ơn bạn đã ghé thăm website. Theo dõi chúng tôi trên Pinterest, Twitter, Linkedin, Facebook, Google News. Trong quá trình biên tập và sưu tầm không tránh khỏi những điều sai xót, mong bạn đọc thông cảm...

Viết một bình luận